Sunday, December 31, 2017

The Mystery of Water - What we know is a drop.




Eye Of The Sahara | The Richat Structure



The Richat Structure, also known as the Eye of the Sahara and Guelb er Richat, is a prominent circular feature in the Sahara desert near Ouadane, west–central Mauritania. This structure is a deeply eroded, slightly elliptical, 40 km in diameter dome. 



The sedimentary rock exposed in this dome ranges in age from Late Proterozoic within the center of the dome to Ordovician sandstone around its edges. 

The sedimentary rocks comprising this structure dip outward at 10°–20°. Differential erosion of resistant layers of quartzite has created high-relief circular cuestas. 

Its center consists of a siliceous breccia covering an area that is at least 3 km in diameter.

Exposed within the interior of the Richat Structure are a variety of intrusive and extrusive igneous rocks. They include rhyolitic volcanic rocks, gabbros, carbonatites and kimberlites. 

The rhyolitic rocks consist of lava flows and hydrothermally altered tuffaceous rocks that are part of two distinct eruptive centers, which are interpreted to be the eroded remains of two maars. 

According to field mapping and aeromagnetic data, the gabbroic rocks form two concentric ring dikes.

The inner ring dike is about 20 m in width and lies about 3 km from the center of Richat Structure. The outer ring dike is about 50 m in width and lies about 7 to 8 km from the center of this structure. 

Thirty-two carbonatite dikes and sills have been mapped within the Richat Structure. The dikes are generally about 300 m long and typically 1 to 4 m wide. 

They consist of massive carbonatites that are mostly devoid of vesicles. The carbonatite rocks have been dated as having cooled between 94 to 104 million years ago.

A kimberlitic plug and several sills have been found within the northern part of the Richat Structure. The kimberlite plug has been dated being about 99 million years old. 

These intrusive igneous rocks are interpreted as indicating the presence of a large alkaline igneous intrusion that currently underlies the Richat Structure and created it by uplifting the overlying rock.


Spectacular hydrothermal features are a part of the Richat Structure. They include the extensive hydrothermal alteration of rhyolites and gabbros and a central megabreccia created by hydrothermal dissolution and collapse. 

The siliceous megabreccia is at least 40 m thick in its center to only a few meters thick along its edges. 

The breccia consists of fragments of white to dark gray cherty material, quartz-rich sandstone, diagenetic cherty nodules, and stromatolitic limestone and is intensively silicified. 

The hydrothermal alteration, which created this breccia, has been dated to have occurred about 98.2 ± 2.6 million years ago using the 40Ar/39Ar method.


http://www.ritebook.in/2014/06/eye-of-sahara-richat-structure.html

Ginger has been shown to help reduce blood sugar levels














Over the years, ginger has been shown to help reduce blood sugar levels and help regulate insulin response in people with diabetes. 

In one 2014 animal study, obese rats with diabetes were given a mix of cinnamon and ginger. 

These rats experienced a wealth of benefits, including: ... decreased blood sugar levels.Aug 12, 2016

Ginger and Diabetes: Is It Safe? - Healthline

https://www.healthline.com/health/diabetes/ginger-and-diabetes

Người Ở Lại Charlie




Đồi Charlie, gọi theo phiên âm Việt là đồi Sạc Ly, là một địa danh nằm tiếp giáp giữa ba huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum, miền nam Việt Nam. Địa danh này nổi tiếng với nhiều trận giao chiến khốc liệt giữa Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ với Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam như Trận Đắk Tô, 1967, Trận Kontum.




Đây cũng là nơi từng được biết đến với nồng độ dioxin rất cao do ảnh hưởng của chất khai hoang mà quân đội Hoa Kỳ từng rải xuống nhằm ngăn chặn khả năng ẩn giấu binh lực của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.




Từ trung tâm thành phố Kon Tum theo đường 14 đi khoảng 45 km, tới ngã ba Tân Cảnh, cách địa danh Charlie khoảng 10 km. Vị trí đỉnh đồi Charlie có cao độ xấp xỉ 900m so với mực nước biển, nằm tại khu vực giáp ranh giữa các xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), PôKô, Tân Cảnh (Đăk Tô) và các xã SaLoong, Đăk Sú (Ngọc Hồi).




Hai điểm cao cạnh bên là Ngọc Rinh Rong và Ngọc Rinh Rua, có cao độ là 800m, từng được mệnh danh là "chân cột cờ" của khu vực đồi Charlie. Do vị trí điểm cao đột xuất, từ đây có thể có vị trí chiến lược có tầm quan sát rộng, đỉnh đồi từng được quân đội Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng để xây dựng một cứ điểm quân sự để kiểm soát cả một vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương.




Vị trí cứ điểm nằm trong một dãy cứ điểm liên hoàn của Lữ đoàn 2 Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa, được đặt tên theo các chữ cái A, B, C, D... đến Y, nhằm bảo vệ phi trường Phượng Hoàng và tuyến phòng thủ ngoại vi cho căn cứ Tân Cảnh, tức bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh.




Theo thông lệ của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, mỗi cứ điểm đều có tên đặt theo các chữ cái này bằng tiếng Anh và tiếng Việt, như Alfa - Anh Dũng, hoặc Yankee - Yên Thế. Chính vì vậy, cứ điểm trên ngọn đồi được đặt tên theo chữ cái C, được gọi là đồi C (phiên âm Việt là đồi Xê), hay đồi Charlie hoặc đồi Cải Cách.




Bắt đầu Mùa hè đỏ lửa 1972, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định chiếm Tân Cảnh, cắt Đường 14. Charlie nơi đóng quân của tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nằm trên một vòng đai có nhiệm vụ bảo vệ phía trái đường 14.




Tháng 4 năm 1972, Sư đoàn 320 của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây cứ điểm Charlie, tấn công liên tục dữ dội bằng pháo và bộ binh.




Ngày 12/04/1972 một trái pháo 130mm, rơi trúng hầm chỉ huy, trung tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn trưởng tử trận, thiếu tá Lê Văn Mễ lên thay nắm quyền chỉ huy. Sau 7 ngày không được tiếp tế đạn dược, y tế, lương thực, Charlie thất thủ. Khi tiểu đoàn dù vừa rút thì B52 được điều tới Charlie trút bom đạn xuống nhằm tiêu diệt lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa chiếm đóng ở đó.




Chỉ vài ngày sau khi Charlie thất thủ, ngày 24 tháng 4 năm 1972, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm căn cứ Tân Cảnh và Sân bay Phượng Hoàng. Bài hát "Người ở lại Charlie" được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác nhằm tưởng niệm Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tử trận ngày 12 ngày 4 năm 1972, vào Mùa Hè Đỏ Lửa.


https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93i_Charlie




Trận Kontum 1972 là trận đánh diễn ra tại Bắc Tây Nguyên trong năm 1972 giữa các lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được yểm trợ bởi Không lực Hoa Kỳ trong chiến dịch Xuân Hè 1972.




Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: Sư đoàn 320 của B3 (chỉ có trung đoàn 52 đến được mặt trận) và Sư đoàn 2 từ Khu V lên tăng cường, 2 trung đoàn pháo thuộc mặt trận B3, 2 tiểu đoàn xe tăng mới được tăng cường từ đường Trường Sơn vào cuối năm 1971.



   
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa: Sư đoàn 22, Lữ đoàn Dù 2, 1 liên đoàn Biệt Động Quân cùng các chi đoàn xe tăng, pháo, không quân chiến thuật.



   
Không lực Hoa Kỳ: B-52 và không quân chiến thuật ném bom yểm trợ. Ngày 3 tháng 4 năm 1972, trận Đắk Tô - Tân Cảnh mở màn bằng cuộc tấn công của Sư đoàn 320 Quân Giải phóng với yểm trợ của pháo 122 mm và cối 120 mm vào dãy các căn cứ Charlie và Delta tại phía bắc Tân Cảnh do Lực lượng Dù phòng thủ.




Cuộc tấn công diễn ra nhiều đợt, bị pháo binh, không quân, đặc biệt là các phi cơ AC-130 Spectre gắn súng máy bắn ngăn chặn suốt ngày đêm, phía Quân Giải phóng chỉ có pháo phòng không tấm thấp 12,7 và 14,5 mm.




Sau đợt 1 không thành công họ phải dừng lại điều chỉnh chiến thuật và mở đợt tấn công mới vào ngày 14 tháng 4 năm 1972, Lữ đoàn trưởng Dù của quân VNCH bị trúng pháo tử trận, quân Dù bỏ dãy cao điểm này rút về Kontum.




Ngày 20 tháng 4 do tình hình chiến sự tại mặt trận Quảng Trị, nên Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH quyết định rút Lữ Dù 2 ra khỏi mặt trận này và được không vận ra Huế. Trung đoàn 53 Sư đoàn 23 và Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân được đưa vào Kontum để thay thế.




Ngày 21 tháng 4 Quân Giải phóng tấn công vào các căn cứ vành đai của cụm cứ điểm Đắk Tô - Tân Cảnh - Võ Định do 2 trung đoàn cùng Bộ Tư lệnh của Sư đoàn 22 QLVNCH, tham chiến. Phía Quân Giải phóng có 1 tiểu đoàn T-54, hoả tiễn chống tăng AT-3 Sagger (Quân Giải phóng gọi là B-72) lần đầu tiên có mặt tại chiến trường (có cả tại Quảng Trị và trận An Lộc).
 


Đến ngày 23 tháng 4 các trung đoàn chính quy của Quân Giải phóng đã chiếm được Đắk Tô và các căn cứ bên ngoài Tân Cảnh. Đúng 15 giờ ngày 23 tháng 4 năm 1972, pháo binh Quân Giải phóng nã đạn dồn dập vào căn cứ Tân Cảnh, cứ điểm mạnh nhất của QLVNCH.




1 giờ sáng 24 tháng 4 năm 1972 xe tăng T-54 xông thẳng qua thị trấn Tân Cảnh, lao lên mở cửa phía Đông căn cứ. 5 giờ 55 phút ngày 24 tháng 4 thị trấn Tân Cảnh thất thủ. Lúc này cuộc chiến đấu ở căn cứ E42 Tân Cảnh diễn ra dữ dội.


 

Ngay khi Tân Cảnh sắp bị tiêu diệt, Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng mặt trận cánh Đông đã cho pháo binh bắn phá sân bay Phượng Hoàng. 8 giờ sáng 24 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 Quân Giải phóng đánh thẳng vào Sở Chỉ huy E47 ngay ở phi trường Phượng Hoàng, 4 xe tăng T-54 và một pháo tự hành cấp tốc rời căn cứ Tân Cảnh chi viện cho mũi tấn công tại căn cứ Đắk Tô 2.




Xe tăng của Quân Giải phóng đã tiêu diệt 10 xe tăng QLVNCH. Bộ đội dần dần làm chủ tình hình. 11 giờ trưa 24 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn 66 Quân Giải phóng hoàn toàn làm chủ căn cứ Tân Cảnh.




Theo Quân Giải phóng thì họ đã bắn rơi 8 máy bay, thu 9 xe tăng, 20 pháo 105 mm, gần 100 xe quân sự, hàng vạn quả pháo và toàn bộ phương tiện chiến tranh của QL, bắt 429 tù binh. Đại tá Lê Đức Đạt Sư đoàn trưởng Sư 22 tử trận, phần còn lại của sư đoàn rút vào rừng tìm đường về Kontum.




Sau khi chiếm được Tân Cảnh và các căn cứ khác dọc đường 14 bắc thị xã Kontum, phía Quân Giải phóng cũng bị thiệt hại đáng kể, nhiều xe tăng bị cháy, hậu cần thiếu, đặc biệt là đạn pháo nên 20 ngày sau mới tổ chức tấn công tiếp vào Kontum.

 


Lúc đó phia quân VNCH cũng có nhiều thay đổi, 2 trung đoàn của Sư đoàn 23 được đưa lên thay thế Sư đoàn 22, Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn 23 được cử làm Tư lệnh mặt trận Kontum, tướng Ngô Du tư lệnh Vùng II bị thay bằng tướng Nguyễn Văn Toàn. Do chậm chạp, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam để lỡ thời cơ, giúp QLVNCH có thời gian củng cố.




Về lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Kontum gồm các trung đoàn chủ lực của Tây Nguyên: 28, 66, 95, 24B phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Kontum (để chuẩn bị cho chiến dịch, họ đã liên kết bộ đội đồn trú tại đây cùng với du kích các huyện thành những đơn vị hoàn chỉnh).

 


Ngày 24 tháng 4, Sư đoàn bộ binh 2 (Trung đoàn 1 và Trung đoàn 141) được tăng cường Trung đoàn bộ binh 66, Tiểu đoàn đặc công 37, một đại đội xe tăng và một bộ phận pháo binh, pháo phòng không cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công cứ điểm Đắk Tô - Tân Cảnh.



Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho Sư đoàn 23 VNCH của Ðại tá Lý Tòng Bá. Sư đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt của tỉnh là Ðông, Tây và Bắc.


 

Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại vật của thiên nhiên là con sông Đắk Bla, nên giao cho địa phương quân và nghĩa quân đảm nhiệm.




Tướng Hoàng Minh Thảo của QGP đoán rằng có thể kỹ thuật rà bắt điện đài của đối phương khá cao nên đã bắt được tất cả những mật lệnh mà Bộ tư lệnh B3 của ông đã đánh đi. Rút kinh nghiệm, Tướng Thảo không sử dụng điện đài nữa mà dùng điện thoại và người để liên lạc.




Vì thế, sau ngày 14 tháng 5 năm 1972, cả toán kỹ thuật của Quân đoàn II VNCH đều ngạc nhiên không thấy đối phương lên máy nữa.




Khi đánh trận then chốt đầu tiên QGP đã tiêu diệt cụm phòng ngự Đắk Tô - Tân Cảnh, một căn cứ phòng ngự quy mô sư đoàn của VNCH, kiểm soát được một vùng tương đối rộng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chiến dịch tiến công thị xã Kontum thực hiện trận then chốt quyết định.




Lúc này, lực lượng VNCH ở thị xã Kontum rất mỏng và yếu, trong thị xã chỉ có hai tiểu đoàn chủ lực và một số đơn vị địa phương quân, nhân dân tự vệ.

 


Nhưng lúc đó Bộ tư lệnh chiến dịch lại nhận định: Tuy địch ở Kontum rất hoang mang, sơ hở và mỏng yếu, nhưng ta chưa có đủ điều kiện để phát triển tiến công một cách nhanh chóng, mạnh mẽ vì đường cơ động chưa làm xong, việc bảo đảm cơ sở vật chất và triển khai binh khí kỹ thuật gặp khó khăn, nên quyết định mở đường để vận chuyển vật chất, đồng thời bổ sung cơ sở vật chất cho các đơn vị chuẩn bị tiến công Kontum.




Trong thời gian trên Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tập trung Trung đoàn 53, Tiểu đoàn 7 Dù cùng lực lượng địa phương tổ chức phòng thủ.




Tuyến phòng thủ mới ở bắc thị xã Kontum, lấy lực lượng của Sư đoàn 23 làm nòng cốt, bố trí thành nhiều trận địa phòng ngự nhỏ, dựa vào công sự vững chắc, liên kết với nhau chặt chẽ bằng cả xung lực và hỏa lực, có thể cơ động đội hình để tránh đạn pháo của đối phương, đồng thời tăng cường các hoạt động của pháo binh, không quân, đặc biệt là B-52 ném bom rải thảm.[cần dẫn nguồn]




Từ đêm 14 đến ngày 15 tháng 5, Quân Giải phóng sử dụng một số đơn vị tiến công ở ngã ba Trung Tín - Đường Ngang, Côn Tiêu, Lôi Hổ, quân VNCH tập trung 2 liên đoàn Biệt động quân, một tiểu đoàn bảo an cùng Trung đoàn 3 Thiết giáp mở cuộc hành quân Bắc Bình Vương 7/2 tăng viện cho Kontum.

 


Quân Giải phóng ngăn chặn và phá vỡ mũi hành quân này, nhưng lại chưa triệt được tiếp tế bằng đường không. Các cứ điểm vòng ngoài của QLVNCH vẫn bám trụ được. Nhờ tiếp tế tốt bằng đường không vận, nên ở thị xã Kontum binh sĩ VNCH vẫn tăng cường được lực lượng, tổ chức phòng ngự liên hoàn, vững chắc.




Trung đoàn 64 và Trung đoàn 28 Quân Giải phóng tiến đánh Kontum ngày 14 tháng 5 năm 1972. Lúc 5 giờ cùng ngày, cả 25 box B-52 do Mỹ thực hiện đồng loạt thả xuống hơn 3.000 quả bom đủ các loại trên đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Quân Giải phóng.

 


Diện tích rải thảm của 25 box B-52 là 75 km². Tiếp theo từng đoàn cường kích A-37 và AD-6 của Sư đoàn 6 Không quân (VNCH) bay vào mục tiêu, tiếp tục bắn vào các xe tăng và các khẩu đội phòng không. Trực thăng vũ trang AH-1 Cobra còn bay tập hậu bắn vào đội hình của bộ đội. 2 sư đoàn này tổn thất nặng nề.




Ngày 20 tháng 5 năm 1972, 2 tiểu đoàn đặc công của Quân Giải phóng đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương mù, lội qua sông và tiến chiếm được sân bay, kho đạn và khu Tòa Giám mục, coi như QGP đã chiếm được gần nửa thành phố. Cuộc giao tranh giữa quân địa phương của QLVNCH với lực lượng Quân Giải phóng, kết hợp du kích địa phương diễn ra rất dữ dội.



Khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của Đại tá VNCH - Lý Tòng Bá độ 300 m và một đại đội đặc công Quân Giải phóng đã kiểm soát và cố thủ ở đó.




Quân VNCH sử dụng một đại đội thám báo tinh nhuệ nhất của sư đoàn vào nằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự kháng cự rất quyết liệt. Nỗ lực đánh bật QGP khỏi khu nghĩa địa đã thất bại, 2 xe tăng bị cháy.




Lúc 6 giờ sáng ngày 20 tháng 5, tướng Toàn của VNCH bay lên Kontum. Thiếu tướng Toàn quan sát mặt trận và chỉ thị thêm cho Ðại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì Quân Giải phóng có ý định tấn công phía trước trong khi họ đang bấn loạn bên trong.

 


Ông cũng ra lệnh phải thanh toán hết đặc công đang cố thủ trong nghĩa trang. Ðại tá Nguyễn Bá Long, tỉnh trưởng Kontum báo cáo Tướng Toàn đến quan sát các ổ kháng cự của đặc công trong các tòa nhà được xây cất kiên cố từ thời Pháp trong khu Tòa Giám mục, đang chống trả với quân VNCH.

 


Tướng Toàn liền tăng cường cho Ðại tá Long 5 xe tăng, một liên đoàn Biệt động quân, và chỉ thị nếu cần phải bắn sập một vài tòa nhà trong khu Tòa Giám mục để tiêu diệt đặc công thì cứ làm, sau này chính phủ sẽ xây cất lại, sẵn sàng chấp nhận gây thiệt hại về nhân mạng cho dân chúng đang ở trong khu.




Tuy có lực lượng áp đảo, nhưng mất thêm hai ngày mới thanh toán được lực lượng đặc công trong thành phố.




Trong khi đặc công QGP tràn vào thành phố, Chuẩn tướng John Hill dùng trực thăng có gắn 2 khẩu đại liên 12,7 mm bay quan sát vùng Võ Ðịnh (Bắc Kontum 15 km) và thấy nhiều đơn vị Quân Giải phóng di chuyển về hướng Nam, ông liền tác xạ liên tục và báo cho Paul Vann biết để sử dụng B-52.




Ngay hôm đó, Paul Vann đã sử dụng trên 10 Box B-52 để làm giảm áp lực của đối phương.[cần dẫn nguồn]




Cuộc tấn công đợt 2 của Tướng Hoàng Minh Thảo tiến chiếm Kontum tạm thời bị ngừng lại do Hoa Kỳ sử dụng B-52 ném bom dữ dội. Quân Giải phóng mất khả năng sử dụng bộ binh, chuyển sang sử dụng hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm để tấn công các cụm phòng thủ của QLVNCH.




Phía VNCH ước tính QGP còn khả năng tấn công đợt 3 trong vòng 10 ngày tới. Sư đoàn 968 dự bị của mặt trận B3 (QGP) của Tướng Đồng Sĩ Nguyên còn chưa xuất quân.

 


Ước tính mức độ và cường độ đợt 3 sẽ yếu hơn đợt 1. Tướng Toàn và Paul Vann tiếp tục nghiên cứu và sử dụng kế hoạch 100 box B-52 để cản bước QGP. Paul Vann có uy tín với Ðại tướng Abrams nên được sử dụng nhiều box B-52 hơn các quân đoàn khác.




Ðúng 5 giờ sáng ngày 28 tháng 5 năm 1972, Quân Giải phóng củng cố và mở đợt tấn công thứ 3 vào Kontum bằng 3 mũi chính:




- Mũi 1 từ hướng Bắc do lực lượng Sư đoàn 2.




- Mũi 2 từ hướng Tây Bắc do lực lượng Sư đoàn 320.




- Mũi 3 từ hướng Nam do lực lượng Sư đoàn 968.




Trong đợt tấn công này Quân Giải phóng không sử dụng xe tăng.




Mũi 1 và 2 đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của Sư đoàn 23 QLVNCH, QGP đã xung phong nhiều đợt để cố vượt qua tuyến phòng thủ đầu nhưng bị QLVNCH đẩy lui. Phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không lực Việt Nam Cộng hòa tại Pleiku xuất kích liên tục để yểm trợ quân VNCH tại tuyến đầu.




Mũi 3 do lực lượng Sư đoàn 968 thuộc đoàn 559, một lực lượng dự bị của tướng Đồng Sĩ Nguyên chuyển sang cho B3 phụ trách. Lực lượng này mới tham gia trận Kontum lần đầu, chưa tổn thất do B-52 nên khí thế có vẻ mạnh hơn mũi 1 và 2.

 


Sông Đắk Bla bọc quanh phía Nam thị xã là một chướng ngại vật thiên nhiên ngăn chặn không cho họ tiến quân một các dễ dàng.

 


Sư đoàn 968 cố gắng vượt sông nhưng Paul Van của không lực Hoa Kỳ liên tục sử dụng không quân và B-52 ngăn chặn, giúp cho các lực lượng phòng thủ của VNCH không bị đổ vỡ. Sau đó, không lực Hoa Kỳ dùng luôn B52.




Trong ngày 28 tháng 5 này, Paul Vann cũng đã được Ðại tướng Abrams cấp hết 25 Box B-52 cho mặt trận Kontum. Hai bên quần thảo nhau suốt ngày, đến tối VNCH vẫn chưa đẩy lùi nổi QGP. về phía QGP, họ cũng vẫn không giành được vị trí nào của QLVNCH.




Tuy nhiên, phần lớn diện tích thị xã và các vị trí chiến lược bị Quân Giải phóng kiểm soát, những chốt phòng thủ của QLVNCH rơi vào tình trạng bị vây lỏng.




Theo tài liệu từ quân Giải phóng thì: Trước tình hình trên, để chiếm được Kontum, Bộ tư lệnh chiến dịch của QGP chủ trương nhanh chóng bổ sung vật chất cho các đơn vị kiên quyết tiến công địch trong thị xã kết hợp với tiêu diệt lực lượng của chúng ở ngoài thị xã.


 


Từ ngày 25-5, quân ta nổ súng tiến công, đã đánh chiếm được một số khu vực, nhưng không phát triển được, đến ngày 26, 27 rạng ngày 28 ta tiếp tục tiến công, ở các hướng đều bị địch ngăn chặn và phản kích, thương vong lớn, sức chiến đấu giảm dần, đến đêm 5-6, ta lui quân về vây thị xã.[cần dẫn nguồn] 


https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Kontum