Sunday, December 24, 2017

Crystalline (natural and synthetic) and Cryptocrystalline




Aunt Jemima to remove image from packaging and rename brand - The breakfast brand Aunt Jemima is removing its logo and will be renamed, amid public outcry that the branding perpetuated a racist stereotype, its parent company said Wednesday.




Quaker Oats said in a statement that the longtime brand will remove the controversial image of Aunt Jemima from its line of maple syrups, pancake mixes and other foods starting at the end of 2020, and the name change will happen at a later date.




“We recognize Aunt Jemima’s origins are based on a racial stereotype," Kristin Kroepfl, vice president and chief marketing officer of Quaker Foods North America, said in a statement to NBC News. "While work has been done over the years to update the brand in a manner intended to be appropriate and respectful, we realize those changes are not enough.”




Dr. Riché Richardson, an associate professor of African American literature in the Africana Studies and Research Center at Cornell University, has been calling for the change since she wrote a 2015 editorial for The New York Times titled "Can We Please, Finally, Get Rid of 'Aunt Jemima?'"



"It's an image that hearkens back to the antebellum plantation," Richardson told Sheinelle Jones on TODAY Wednesday. "Aunt Jemima is that kind of stereotype that is premised on this idea of Black inferiority and otherness.



"It is urgent to expunge public spaces of a lot of these symbols that for some people are triggering and represent terror and abuse." Quaker Oats, a subsidiary of PepsiCo, owns the Aunt Jemima brand, which has been around for more than 130 years.

 


The logo features an image of a smiling Black woman that has been criticized for years for depicting a racist stereotype dating back to slavery. The company has made changes to soften the image over the years, including removing the character's kerchief.




“We acknowledge the brand has not progressed enough to appropriately reflect the confidence, warmth and dignity that we would like it to stand for today,” Kroepfl said. “We are starting by removing the image and changing the name.




We will continue the conversation by gathering diverse perspectives from both our organization and the Black community to further evolve the brand and make it one everyone can be proud to have in their pantry.”

Pepsi also said the Aunt Jemima brand will donate $5 million to create "meaningful, ongoing support and engagement in the Black community."

The rebrand comes after “Aunt Jemima” became a trending topic on Twitter Tuesday, with many users criticizing the company for maintaining the name and logo for so long.

https://www.yahoo.com/news/aunt-jemima-remove-image-packaging-110446245.html




Tình trạng vệ sinh trên đảo lúc nào cũng là mối ưu tư lớn cho Ban Điều Hành trại tỵ nạn Pulau Bidong.  Lúc đầu đảo tỵ nạn PB được Cao ủy LHQ bảo trợ, chỉ dự trù thâu nhận 4. 500 thuyền nhân mà thôi.



Không ngờ đến cuối năm 1978 con số thuyền nhân tăng lên gấp ba lần.  và kể từ tháng 4 năm 1979, với số tàu vượt biển ồ ạt tới đảo, dân số càng lúc càng cao, có khi tăng vọt trên 46. 000 người.



Diện tích để ở thì nhỏ, người đến đảo mỗi lúc mỗi đông, mang theo càng nhiều rác rến.  Không có đủ phương tiện để nhanh chóng giải quyết, rác từ trong nhà cứ vì vậy tuôn ra bên ngoài mỗi lúc mỗi nhiều, đưa đến tình trạng vệ sinh tổng quát trên đảo càng ngày càng kém, rác rến tràn ngập khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.




Thanh niên trên các tàu đến đảo còn đông, nhiệt tình, thích hoạt động, nhưng không có phương tiện cơ giới nặng để cho họ đào hầm chôn rác, hay tàu bè để chuyên chở rác ra bỏ ngoài khơi xa …
  


Chính quyền Mã Lai không hài lòng về vấn đề này, họ cho biết là so với các trại tỵ nạn khác trên đất Mã Lai thì trại tỵ nạn Pulau Bidong là dơ nhất, các phái đoàn Ngoại quốc đến đảo làm việc giúp người tỵ nạn cảm thấy khó chịu vì những đống rác khổng lồ, hôi hám to bằng căn nhà, trên bờ biển khu G được xem như mặt tiền của đảo, trên đường mòn khu A, khu E.  lại thêm nạn chuột ban đêm quấy nhiễu.



Chuột từ các triền đồi đổ xuống, chuột từ dưới lỗ ngách chui lên, chạy rần rật khắp nơi, kêu la chí chóe, đào hang, cào vách, cắn rách quần áo bệnh nhân, ngay cả sách vở của cô Lady Burton, Quản lý nhà thương (xem chương kế tiếp về chuột trên đảo Bidong).




Cao ủy Gentiloni, cao ủy John Moore, cao ủy Lee không vừa ý.  Cơ quan Hồng thập tự Mã Lai MRCS ra lệnh ngưng các chuyến đi định cư vô hạn định, đến khi nào tình trạng vệ sinh các khu và bờ biển được khả quan hơn, các công trình thoát thủy được hoàn tất, các lòng mương được vét, và các đống rác khổng lồ được dẹp đi.



Cao ủy trưởng Ali Mohamed cũng đồng ý, không cho tàu Black Gold cập bến đưa người được phép đi định cư sang đất liền.  Vì vậy tàu Black Gold từ hải cảng Terenggnau xa xôi đến đảo phải trở về không.  Đồng bào nóng lòng ngồi nhịn đói, phơi nắng suốt ngày trên cầu tàu, nhưng cuối cùng phải lục tục khăn gói trở về nhà.



Chính quyền Mã Lai ra thông cáo rõ ràng, cương quyết và cứng rắn: “Không giữ sạch đảo, không được đi định cư.  Đảo P.  Bidong không nhận thêm người tỵ nạn. Tàu vượt biển đến Mã Lai sẽ bị kéo ra khơi”.



Vấn đề rác đã đến hồi căng thẳng gây trở ngại lớn cho việc định cư ở nước thứ ba của tất cả thuyền nhân trên đảo. Có nhiều đồng bào đến bàn bạc với BĐH trại.  Chúng tôi thẳng thắn trao đổi quan điểm cùng nhau.  Từ chối Cộng Sản, vượt biển nguy nan đến đây để tìm Tự Do, tất cả thuyền nhân trên đảo đều giống như nhau.



Chúng ta đã cố gắng tổ chức để cùng chung sống, hòa hợp và nâng đỡ lẫn nhau.  BĐH trại do đồng bào bầu lên cũng chỉ là những người tự nguyện, đã cố gắng làm trách nhiệm của mình, nhưng nay đứng trước hoàn cảnh khó khăn, sống chết, theo như thông cáo của Chính quyền Mã Lai, BĐH cảm thấy bất lực nếu không có được sự tiếp tay chặt chẽ, nhiệt tình của tất cả đồng bào để tìm cách giải quyết vấn đề vệ sinh cho thỏa đáng.




Đoạn đường chúng ta đang đi có chiều hướng tốt, nhưng chưa kết thúc suôn sẻ, mà còn có thể gặp nhiều khó khăn bất ngờ, nếu chúng ta sai lầm trong nhận định.  Đến khi nào sang định cư được ở một Đệ tam Quốc gia thì mới thật sự yên tâm.




Chớ giờ phút nào còn trên đảo nhỏ này, chung quanh chỉ có nước biển bao vây và lính Đặc nhiệm canh giữ, thì chúng ta cũng giống như những người tù bị giam lỏng.  Hoàn cảnh đáng buồn nhưng cần phải can đảm nhìn sự thật, để xác định rõ ràng vị trí của mình, và để cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn …



Cao ủy LHQ bảo trợ cho trại tỵ nạn, dù có lòng ưu ái, muốn giúp thuyền nhân đến cùng, nhưng họ cũng chỉ là những người khách quí mà thôi.  Chính quyền Mã Lai mới thật sự là người chủ nhà, có quyền quyết định tối hậu, muốn cho ở thì ở, muốn cho đi thì đi.




Tôi nhắc lại tình trạng một chiếc tàu vượt biển đến được đất liền Terengganu vào tháng 3 năm 1979, nhưng liền bị kéo ngược ra khơi, gặp sóng to đánh chìm ngoài cửa sông, không còn người nào sống sót.



Tôi cũng từng được xem một tài liệu mật của bộ Nội vụ Mã Lai để biết thêm Mã Lai là một Quốc gia chống Cộng sản triệt để, còn VN bây giờ là một nước Cộng Sản, tàu vượt biển chở thuyền nhân từ VN sang đây ít nhiều đều có thành phần CS trà trộn đi theo, làm tập thể người tỵ nạn chân chính bị nghi ngờ oan uổng.



Chưa kể có nhiều người đã vội quên đi giai đoạn khó khăn lúc tàu bị lạc hướng, lênh đênh nhiều ngày trên biển động mênh mông, sóng gió, đói khát triền miên.

 


Vừa được danh sách đi định cư, đã để cho con em quăng những lon đồ hộp dư thừa do cao ủy trợ cấp vào đống lửa đang cháy làm pháo nổ chơi, không biết rằng dân nghèo Mã Lai cũng đói khổ, thèm thuồng có được những lon thực phẩm ngon miệng, đắt tiền như vậy cho gia đình …



(Theo một tài liệu mật của bộ nội vụ mã Lai do ông De Silva* qua đảo cho biết, thì chính quyền Mã Lai muốn đuổi hết thuyền nhân VN ra biển, vì cho rằng thuyền nhân xuất phát từ một nước Cộng Sản trong khi Mã Lai là một nước chống Cộng triệt để), vì vậy thuyền nhân cần phải hợp sức lại để tạo dựng uy tín, tạo dựng cảm tình tốt đối với dân chúng Mã Lai ngõ hầu Chính quyền Mã Lai từ bỏ ý định xô đuổi thuyền nhân ra khỏi Bidong. )




* Ông De Silva phó chủ tịch hội MRCS tức Hội trăng lưởi liềm đỏ - Hội Hồng thập tự Mã Lai có một thời gian làm Đại diện cho Mã Lai tại VN.  Ông quen khá thân với BS Phan Quang Đán, Phỏ Thủ Tướng VNCH và Thượng nghị sĩ Nguyễn văn Ngãi, Tổng trưởng Bộ Nông nghiệp.



Biết tôi có thời gian làm việc với BS Đán và DB Ngài trong Quốc hội lập hiến, ông có cảm tình nên có chuyện gì liên quan đến thuyền nhân trên đảo Bidong, ông đều cho tôi biết.


Dù sao cho đến giờ phút này, Chính quyền Mã lai vẫn còn nhân đạo, cho chúng ta tá túc và cho Cao ủy tỵ nạn LHQ từ đất liền đến đảo để giúp cho thuyền nhân đi định cư.  Tuy nhiên vì uy tín và thể diện của Quốc gia đối với Quốc tế, khi có phái đoàn Ngoại quốc đến thăm viếng đảo, họ muốn chúng ta giữ gìn đảo cho sạch.


Ký giả Ngoại quốc đã chê bai người tỵ nạn không biết giữ vệ sinh, có thể sống trong đống rác.  Nhận xét này có hơi quá đáng, phần đông chúng ta cũng ý thức được vấn đề kém vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống như thế nào, nhưng vì không có phương tiện cơ giới để giải quyết tận gốc vấn đề rác mà thôi.


Về phần chúng ta, kế hoạch chúng ta có sẵn.  Phương tiện tuy có thiếu, nhưng nếu chúng ta khéo léo động viên, sử dụng khối nhân lực hiện có, chúng ta có thể cải thiện điều kiện vệ sinh trên toàn đảo trong một thời gian ngắn.


Điều chính yếu là chúng ta phải có ý chí mạnh và có quyết tâm cao, phải có sự cố gắng đóng góp của mọi người, của mọi gia đình, cũng nghĩ đến thể diện và danh dự chung của người tỵ nạn Việt Nam, ngõ hầu có được sự yểm trợ của Chính quyền mã Lai. 

Chúng ta phải chung sức, động viên lẫn nhau, nhiệt tình trong công tác làm sạch đảo và xem đó như một quyền lợi chung trong hiện tại của chúng ta, đồng thời là một bổn phận của chúng ta để giúp đỡ người còn đến sau nữa.  Thấy tình trạng đảo khả quan, có thể Chính quyền Mã Lai sẽ tiếp tục cho thuyền nhân đến đảo.

Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của mọi người, sau một phiên họp rộng rải gồm các khu, các khối, các ban, BĐH trại tung ra một chiến dịch” :Giải quyết rác, làm sạch đảo”, kêu gọi mọi gia đình lo vệ sinh trong nhà mình và tiếp tay lối xóm làm vệ sinh trong khu vực. 

Khối thanh niên tăng cường nhân lực làm công tác trọn ngày thay vì nửa ngày như trước đây.  Bảy khu tập trung cuốc sẻng, chuẩn bị thêm giỏ đựng rác, trung tâm sinh ngữ và các trường tổ chức giáo dục thanh niên từ 8 đến 14 tuổi tham gia công tác vệ sinh chung.  Khối Trật tự phối hợp với 7 khu thành lập bản kiểm soát và đôn đốc có lịch trình.

Trong thời gian làm Phó trưởng trại cho Linh mục Triêu, tôi có dịp hướng dẫn phái đoàn Ngoại quốc đến thăm đảo, đứng gần những đống rác khu G, để nói chuyện về vệ sinh và có lúc tôi đã khôi hài đề nghị dùng rác để làm đường nối liền đảo với đất liền, cho người đi định cư, nếu không có phương tiện xe ủi đất để đào hố sâu lấp rác hay tàu nhỏ để mỗi ngày chở rác ra đổ ngoài khơi.  Không biết có phải nhờ sự trình bày này hay không mà sau đó, cuối cùng đảo nhận được một sà lan bằng sắt khá lớn, dùng để vận chuyển rác ra đổ ngoài biển.

Khối thông tin giữ vai trò đầu não, đã làm việc nhiệt tình, liên tục từ sáng đến chiều tối, vừa phổ biến nhạc vui theo lời yêu cầu của dân chúng, vừa nhắc nhở làm vệ sinh trong nhà, trong khu vực, quét dọn sạch sẽ, gom rác, lon thực phẩm đập dẹp, các chất phóng uế hàng ngày bỏ trong bao nylon riêng được cấp phát đầy đủ cho từng gia đình. 

Mỗi sáng sớm, mọi người đem rác của mình xuống chất đống trong những khoảnh đất dành riêng cho từng khu gần cầu Jetty để được ban vệ sinh sau đó chuyền xuống sà lan kéo ra khơi trước khi mặt trời mọc.

Còn những núi rác ứ đọng trên bờ biển khu G, tôi kêu gọi thanh niên trong ban Nhân lực đóng cọc gỗ ra xa bờ, cào rác ra trộn với cát làm sân vận động bóng chuyền và sân vũ cầu.

Toàn thể đồng bào trên đảo nô nức làm việc có tổ chức, có kỷ luật, với sự đóng góp nhiệt thành của các em thiếu niên học sinh hồn nhiên, xuống đường tiếp tay với người lớn, vừa lượm rác rến, lon, chén muổng, nỉa, bỏ vào giỏ, vừa nhảy múa theo nhịp trống kích động, điêu luyện của đoàn múa lân gia đình bác Lộc, vừa ca bài “Ta hốt rác”. 

Thanh niên tập trung đào mương thoát thủy khu G-E-C-A, gần hai chiếc tàu sắt.  Phụ nữ thì lo làm sạch sẽ nhà thương, tiếp tế thức ăn, nước uống cho bệnh nhân, cho các em học sinh và cho những người đang lao động ngoài đường.  Đồ hộp còn dư của những gia đình sắp rời đảo được gom hết lại trong một nhà kho, để dành cho những người mới đến đảo ban đêm.

Sau một tuần lễ tận lực làm việc, vệ sinh tổng quan trong 7 khu ABCDEFG rất khả quan, nhất là khu vực bờ biển, cầu tàu, phi trường trực thăng, đồi tôn giáo, chợ chồm hổm, chung quanh nhà thương. 

Thông tin vẫn thường xuyên liên lạc với các khu, các khối để tường trình kết quả cho đồng bào.  Những gia đình đã có giấy đi định cư mà đã hết lòng tham dự vào công tác làm vệ sinh, được loan tin trên đài, với lời cảm ơn của BĐH trại và của cao ủy tỵ nạn.  Nhiều người khác, thanh niên, thanh nữ, học sinh, các gia đình gương mẫu cũng được tuyên dương, khuyến khích.

Ngày 9 tháng Giêng năm 1980, phái đoàn Úc Đại Lợi do Thủ tướng Peter Falconer cầm đầu đến đảo với ông W. J.  Gibbons; đồng thời có phái đoàn của Tổng thống Hoa Kỳ Carter, do Đặc sứ Victor Palmier hướng dẫn, cũng đến với ông Chatman, phối hợp viên và các ông Swiers, Schoeffer, Hancock, Brown.

Có phóng viên báo chí chụp hình.  Các phái đoàn đã đi một vòng thăm đảo trước khi nhóm họp ở Hội trường.  Tối đến, dưới cơn mưa dông, phái đoàn cũng lên khu D, khu F để xem đời sống chen chúc khổ cực của đồng bào. 

Nhiều gia đình đông người sống chịu đựng cả năm trời trên những tấm phản nhỏ bằng ván ép, cột nhà bằng cây rừng ọp ẹp, nóc lợp bao đường.  Nhà không cửa nẻo, gió luồng, mưa tạt.

Trong buổi họp, có nhiều vấn đề quan trọng được nêu lên, liên quan đến thời gian đi định cư của thuyền nhân.  Để chuẩn bị cho cuộc sống trên đảo được thích hợp, vấn đề chuột bọ, bệnh tật. 

Nếu có thêm người tỵ nạn, phải dự trù vật liệu, xây cất thêm nhà tiền chế.  Phái đoàn Hoa Kỳ cũng cho biết về chính sách định cư, sẽ chuyển bớt thuyền nhân tỵ nạn quá đông trên đảo Bidong sang trại tạm cư LHQ bên Phi Luật Tân.  Ngày giờ chưa quyết định.  Có thể vào khoảng cuối tháng Giêng này.

Những ngày kế tiếp có phái đoàn 52 Nghị sĩ và Dân biểu Mã Lai đến bằng trực thăng, họp tại Hội trường.  Ông Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc nhiệm giới thiệu quan khách, tôi thuyết trình về tổ chức, về đời sống của thuyền nhân trên đảo. 

Tôi cám ơn Quốc hội và Chánh quyền Mã Lai.  Thấy tấm bảng tròn, biểu tượng của thuyền nhân P.  Bidong màu xanh da trời, hình tay lái, bốn phương tám hướng có tạc bản đồ nước VN hình chữ S, với chiếc tàu vượt biển nhỏ ở giữa, phái đoàn muốn xin làm vật lưu niệm.  Có những mẫu nhỏ do Gia đình bác Hoàng văn Lộc thực hiện sẵn, BĐH ký tặng.

Tướng Mansor, Chỉ huy trưởng Task Force Mã Lai bất thần đến thăm trại bằng tàu gắn máy nhỏ, ông cũng thấy có nhiều tiến bộ trên phương diện an ninh và vệ sinh toàn đảo, từ bờ biển lên đến phi trường, đồi tôn giáo khu C, nhà thương, trường học.

Ông J.  Hart, Quản trị viên Hành chánh, đi một vòng đảo gặp tôi trước cửa nhà thương Sick Bay cũng gật đầu cười vừa ý về sự sạch sẽ của đảo. 

Ông Hart là người nghiện thuốc nặng, tuần rồi ông ra đứng ở đầu cầu Jetty quăng ống điếu cũ xuống biển, tuyên bố sẽ từ bỏ không hút thuốc nữa, nhưng có lẽ mùi thơm của thuốc đã làm cho ông ghiền không chịu nổi, và ông khoe với tôi là ông đã sang Kuala Lumpur tìm mua ống điếu mới.  Ông có vẽ vui khi thấy sự ngăn nắp trật tự trên đảo đã ổn định.

Tàu Black Gold đến đảo vào lúc 9 giờ tối, cập sát vào sà lan, và lần này chở những người đã được giấy đi định cư.  Như thường lệ, tôi xuống tận bến tàu đưa tiễn và cầu chúc thượng lộ bình an.  Đồng bào mặc thêm bên ngoài áo phao màu cam.  Trên cầu Jetty và trên sà lan, người tiễn đưa đông nghẹt.

Tàu rời bến đã xa.  Tôi nhìn theo vẫn còn thấy những bàn tay giơ lên cao như vẫy chào hòn đảo nhỏ thân thương đã in sâu vào tâm khảm họ biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn.  Đó cũng là nơi dừng chân đầu tiên trên bước đường đi tìm tự do, dầu có gian nan khổ cực nhưng họ vẫn sống có niềm tin hơn là ở lại với chế độ CS tù đày tăm tối. 

Sau Tết Canh thân 1980, BĐH trại tổ chức tiếp đón phái đoàn Y Tế Mã Lai đến đảo nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm. Khối Thông tin kêu gọi trên loa những người bị lên cơn ớn lạnh bất thường hãy đến phòng ngoại chẩn bệnh viện để được khám bệnh, thử máu vì nghi ngờ bị Sốt rét.  Một phòng khám bệnh khác cũng được thiết lập để giúp những người bị lao phổi, ho ra đờm ra máu. 

Đến phần thuyết trình hấp dẫn của bác sĩ, về nạn chuột hay quấy phá, có vài ký giả cũng muốn được chụp hình chuột ban đêm, nhưng đến khi nghe nói đến trường hợp một bệnh nhân cùi tê bại, bị chuột gậm mất một ngón chân trong cơn mê ngủ, thì họ rụt cổ e ngại. .

Vào đầu tháng ba năm 1980, tổ chức Y Tế Quốc tế gởi một chuyên gia phụ trách loài gậm nhắm đến Bidong, nghiên cứu về tình trạng chuột trên đảo.

Theo bác sĩ Lim Boo Liat, chuột sanh sản từ 6 đến 8 lần trong một năm và mỗi lần chuột mẹ sanh từ 4 đến 8 con.  Như vậy tính bổ đồng trung bình, một cặp chuột có thể sanh sản 2. 100. 000 con sau một năm.

Chuột thích ăn ngon, thích ăn thịt quay, thịt nướng! Bác sĩ Lim Boo Liat đúng là một tay nhà nghề.  Bác sĩ cân đo cẩn thận con chuột chết từ đầu chí đuôi, kể cả lỗ tai, cẳng chân nhỏ xíu, gắp từng con bọ chét trong mình chuột, để dành thử nghiệm bệnh ban Sốt (Scrub typhus), nghiên cứu từ hòn dái con chuột đực, đếm từng bào thai nhỏ trong tử cung con chuột cái.

Theo phúc trình của Bác sĩ Lim, trên Bidong có ba loại chuột: A- Có 90% thuộc loại chuột nhà, dễ nhận ra với cái ức màu vàng và cái đuôi dài hơn thân mình.  Đuôi dài giúp cho chuột giữ được thăng bằng khi trèo trên các vách bằng “cạc tông”. 

Loại chuột này tìm thấy ở Sài Gòn và ở trên đất liền Terengganu, khiến người ta không biết xuất xứ thật sự của chuột trên đảo Bidong, là chuột đã trốn chạy Cộng Sản Việt Nam theo tàu vượt biển sang đây, hay là chuột trên đất liền Terengganu đã theo tàu chở vật liệu, thực phẩm từ Terengganu sang đảo cho người tỵ nạn, hoặc giả cả hai!. 

Mặc dù chuột nhà Bidong có kích thước chiều dài bằng chuột Sài Gòn hay chuột Terengganu, nhưng sức nặng của chúng lại gấp đôi.  Bác sĩ Lim vừa nói, vừa lật bụng con chuột lên chỉ vào lớp mỡ bọc chung quanh tim con chuột và ông kết luận: “Đây là vấn đề chính yếu của chuột Bidong, thường bị bệnh đau tim do béo phệ mà ra”.

B- Có 8% chuột ở Bidong là chuột bản xứ, thuộc loại chuột đồng, chuột rừng với đặc điểm bụng trắng, đuôi ngắn hơn thân mình. C- Còn lại 2% có tên là chuột Hải cảng, chuột Na uy (gọi là Rattus Norvegicus).  Giống chuột di trú này đã theo tàu Norvegian đi định cư trên mười thế kỷ nay. 

Chuột Hải cảng có thân mình dài hơn chuột nhà và chuột rừng nhưng vì có cái đuôi ngắn hơn thân mình, nên chuột Hải cảng không thể trèo cao mà chỉ chạy lủi nhủi trên mặt đất.  Trên mình chuột Bidong cũng ít thấy có dấu sẹo, chứng tỏ chúng ít khi tranh chấp, cấu xé nhau và Bác sĩ Lim đã nhướng chân mày cười, khẳng định: “Ở trên đảo Bidong, thức ăn có đầy đủ dư thừa!”. 

Tôi đã góp ý cùng ông: “Chỗ nào người ta có dư ăn thì chuột mới mập tròn được như vậy, còn chuột trong các trại tù sĩ quan cải tạo bắt được chỉ còn có da và xương”. Mấy anh em tù nhìn nhau thông cảm nhớ lại thời gian đau khổ này.  Đồng bào các nơi cũng tích cực đóng góp, đưa sáng kiến về cách lập bẫy, đặt máy bắt chuột.

Một ban chấm thi được thành lập gồm có Cao ủy Niels, Kỹ sư Paul và ông Jim Hart-Quản trị viên đảo.  Chiến dịch diệt chuột bắt đầu từ 8 tháng 2 và chấm dứt ngày 28 tháng 2 năm 1980, kéo dài hơn 2 tuần lễ. 

Kết quả, tổng cộng bắt và diệt được gần 15. 000 con chuột lớn nhỏ, trong toàn 7 khu A-B-C-D-E-F-G.  Giải thưởng được Cao ủy trao tặng cho hai em trai và một em gái đã đóng góp, diệt được trên 700 con chuột.

Chuột trên đảo Bidong quá nhiều.  Mặt trời vừa lặn, là đã thấy chuột không biết từ đâu xuất hiện, chạy nhảy khắp nơi, trên những con đường mòn đầy rác rến, lủi nhủi ngoài sân, đào hang, khoét vách, vô cả trong nhà thương, cắn phá, rượt nhau kêu la chí chóe.

Khối Y Tế lo ngại vấn đề bệnh truyền nhiễm do chuột.  Chỉ cần có một con bò chét nhỏ li ti mang vi trùng Dịch hạch trong bao tử chuột chết, là toàn thể chuột trên đảo sẽ chết hàng loạt và bệnh truyền nhiễm Dịch hạch sẽ tràn lan nhanh chóng qua người.  Số dân sống chen chúc 40. 000 trên đảo nhỏ không thấm thía vào đâu. 

Trong quá khứ vào thời kỳ sơ khai trên thế giới, nạn Dịch đen đã giết hàng bao nhiêu triệu người từ Á sang Âu.  Cũng may là kết quả thử nghiệm của Bác sĩ Lim Boo bình thường, không có gì đáng lo ngại.  Chỉ lo tìm cách diệt bớt chuột thôi.

Tôi nhớ lại thời gian ở trên tỉnh Phước Long-Bà Rá, vào năm 1968, có lần đi khám bệnh cho đồng bào trong ấp thượng Bunard, trên đường đi Đồng Xoài, bị Dịch hạch, vừa bước vào căn nhà sàn, dài, thấp, tối om, tôi phải vội vã bước lui, vạt áo blouse trắng của tôi đang mặc vụt đổi màu, dính đầy những con bù chét nhỏ như những hạt mè đen …

SÂN BAY TRỰC THĂNG TRÊN ĐỒI KHU F - Bán đảo Mã Lai và miền Nam Việt Nam có nhiều điểm giống nhau về thời tiết: Từ tháng 9, tháng 10 trở đi, gặp gió mùa Đông Bắc, biển bắt đầu có những lượn sóng to.  Tháng 12 trở đi, được thật sự xem như trong mùa biển động, sức gió thổi mạnh có khi lên đến 120-130 cây số một giờ, thập phần nguy hiểm cho tàu bè loại nhỏ

Dự trù cho những ngày biển động, không sử dụng tàu để chở bệnh nhân cấp cứu từ Bidong qua Terengganu, xa trên 30 cây số, chúng tôi có ý nghĩ thành lập một sân bay trực thăng dã chiến trên đảo.

Được sự thỏa thuận của ban Quản trị, chúng tôi bắt tay làm việc.  Địa điểm được chọn là đỉnh đồi khu F, lý tưởng vì không cao lắm và lại gần trung tâm, nằm phía trên nghĩa trang của những người đến đảo đầu tiên. 

Cơ giới nặng không có, vật liệu làm đường cũng không, nhưng với ý chí cương quyết thực hiện cho bằng được sân bay trực thăng để di chuyển bệnh nhân khi cần, với mươi cái cuốc, cái sẻng thô sơ, nhóm thanh niên thiện chí đã nỗ lực làm việc bất kể trời mưa gió.  Cuối cùng đã biến đồi thành một sân nhỏ bằng phẳng, diện tích xấp xỉ một sân đánh bóng rổ.

Tàu Black Gold chở vĩ sắt PSP có đục lỗ, ngang 50 phân, dài trên 2 thước đến cầu Jetty.  Thanh niên khỏe mạnh được huy động nhiều hơn, chia nhau từng toán 6-8 người.  Mỗi toán khiêng một tấm vĩ sắt, đi theo con đường đất gồ ghề đầy hang lỗ, từ bến tàu đến khu D, lên đồi khu F, qua những chiếc cầu bằng cây rừng nhỏ hẹp. 

Đường dài, lên dốc khó khăn.  Nhóm thanh niên khiêng nặng nề đi chậm chạp giống như những đàn kiến tha lá cây trong rừng Phi Châu.  Trời mưa trơn trợt, vấn đề chuyển vận càng khó khăn, phải mất nhiều ngày mới khiêng hết những tấm vĩ sắt lên chất đống trên đồi.  Việc khiêng những vĩ sắt nặng lên đồi đã khó, mà việc sắp xếp ráp nối những vĩ sắt lại với nhau cho ăn khớp để lót cho ngay ngắn trên mặt đất lại còn khó khăn hơn. 

Tôi không khiêng vĩ sắt nhưng đi theo dưới cơn mưa để yểm trợ tinh thần.  Trước kia, trong trại tù Trảng Lớn, mới vô đầu, anh em sĩ quan cũng bị bắt đi khiêng những vĩ sắt nặng nề như vầy về làm hội trường.  Vì ăn uống thiếu thốn, cơ thể suy nhược, đi đứng không vững, trợt chân sụp lỗ, vài người đã bị vĩ sắt cọ quẹt, đè lên người bị thương.

Sau hơn một tuần lễ cực nhọc, việc làm hoàn tất mỹ mãn.  Các vĩ sắt được ráp nối thẳng thớm, bằng phẳng.  Tuy không làm lễ khánh thành cũng không cắt băng khai mạc.  Nhưng phi trường vừa xong, đã có nhiều chiếc trực thăng đưa phái đoàn Ngoại quốc đến thăm đảo. 

Phi cơ không dùng sân bay trên chiếc tàu cũ kỹ của đệ nhị thế chiến Black Gold biến cải mà đáp nhẹ nhàng xuống phi đạo giữa tiếng vỗ tay chào đón vang dậy của đồng bào trên đảo.  Mọi người cảm thấy hả lòng với kỳ công này

Ban Trật tự phải làm việc nhiều vì vừa canh gác phi trường vừa đi theo mở đường, hộ tống phái đoàn, xuống hội trường, chờ đợi phái đoàn thăm viếng xong lại đưa tiễn trở lên phi trường.

Trong thời gian thành lập sân bay thì tàu lle de Lumière của BS không biên giới Bernard Kouchner đã tiếp tục ra đi tìm vớt người trên biển Đông. 

Tuy nhiên nhờ có nhà thương Sick Bay đã hoàn tất tốt, và với những dụng cụ y khoa đầy đủ do BS Kouchner để lại, và của đoàn Y tế Đức, các bác sĩ chuyên môn đã hoạt động đều đặn, khả quan.  Bệnh nhân được chăm sóc tại chỗ.  Việc chuyển bệnh nhân sang đất liền Terengganu giảm đi rất nhiều. 

Dân chúng tỵ nạn trên đảo viết thơ cho BĐH trại với lời khen tặng.  Viện Đại học Manila cũng gởi lời hỏi thăm BS Nguyễn Ngọc Giao trưởng khối Y Tế.  BĐH trại cũng nhận được thơ của BS Phan Quang Đán gởi từ đảo Virgin Hoa Kỳ cho biết có thể Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị (Jonh Paul II) sẽ viếng thăm các trại tỵ nạn Phi Luật Tân, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương và Hồng Kong.  Hội bảo trợ trẻ em của Thụy Điển cũng sẽ đến thăm đảo.

Lúc đầu việc thành lập phi trường trực thăng dã chiến được dự liệu để di tản bệnh nhân, nhưng suốt thời gian tôi ở trên đảo, chỉ thấy phi trường được dùng cho các phái đoàn đến NDC_Hoihoa001thăm đảo được  huận tiện hơn .

https://svqy.org/2017/7-2017/doiysi/doiysi26.html

 


Sáng sớm ngày 15 tháng 5- 1979, trên bãi cát trắng Marang, toán thuyền nhân chúng tôi trên tàu KG 0783 chỉ vỏn vẹn còn lại 198 người so với số 687 lúc mới khởi hành từ Kiên Giang đêm 14 tháng 4 năm 1979.  Mấy hôm nay nhiều người vẫn còn hoang mang, ngơ ngác lo buồn về tin tàu qua Bidong gặp nạn giữa đường.  Bây giờ lại có lệnh chuẩn bị để ra đi nữa! Đi đâu? …

Như một đoàn người lạc lõng giữa sa mạc trong đêm tăm tối, không còn biết đường nào xoay trở, chúng tôi lặng lẽ bước xuống nước theo người hướng dẫn, dìu nhau lội ra tàu nhỏ đậu xa bờ, áo quần ướt sũng. 

Gió thổi mạnh. Tàu đánh cá lắc lư tròng trành.  Những luồng sóng to đánh phủ ngang tàu từng cơn, giội thêm những giòng nước lạnh lên đầu mỗi người trong lo sợ … Nhiều người trong chúng tôi đâm ra hoài nghi, lo ngại, không biết tàu đánh cá này có thật lòng đưa chúng tôi qua trại tị nạn hay không? Rủi may không ai biết được. 

Sóng to, nước chảy ngược dòng, tàu đánh cá nhỏ chở nặng, lướt đi một cách khó khăn.  Đã quá trưa, bầu trời thay đổi, ngã sang màu vàng tím.  Biển bắt đầu dậy sóng, chúng tôi còn đang lo nghĩ thì đột nhiên ông già giơ cánh tay trái khẳng khiu chỉ về một hòn đảo xa xa vừa nói: “Be-doong!”. 

Người trên tàu chỉ nghe loáng thoáng được hai âm ngắn phát ra bằng tiếng thổ ngữ địa phương của ngư dân miền biển Mã Lai; tuy nhiên trong hoàn cảnh quá thất vọng, lo âu và chán nản, hai âm đơn sơ kia đã trở thành một thứ thần dược, thật công hiệu, làm cho tâm thần chúng tôi trở nên phấn chấn Mắt mọi người rạng rỡ, tươi lên trong niềm hy vọng, như đang nhìn thấy một tia sáng ở cuối con đường hầm đen tối.

Tàu càng đến gần, hòn đảo càng trông rõ hơn với những ngọn đồi cao, rừng cây rậm rạp và những hàng dừa nghiêng nghiêng nằm dọc theo bờ.  Giữa hai mỏm núi nhô ra ngoài biển là một bãi cát trắng với những xác tàu đến trước còn nằm rải rác trơ xương, và một cầu tàu bằng gỗ gie ra ngoài xa.

Tàu đánh cá chở chúng tôi vừa cập bến.  Còn đang bần thần, chưa nhận ra rõ ràng vị trí thì thấy bác sĩ Nguyễn Sơ Đông đang đứng trên cầu tàu cùng với một nhóm thanh niên.  Trông anh khỏe mạnh.  Tươi cười, anh khom người xuống nắm tay tôi kéo mạnh lên cầu Jetty.  Nghe cách xưng hô của những người đi theo anh, tôi mới biết bác sĩ Đông đang làm Trại Trưởng Trại Tị nạn Pulau Bidong.

Đảo tị nạn Pulau Bidong được Nhà cầm quyền Mã Lai và Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) chánh thức mở cửa ngày 8 tháng 8 năm 1978 để đón nhận thuyền nhân Việt Nam trốn chạy Cộng Sản.  Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ước lượng có trên dưới một triệu dân VN trốn thoát được ra khỏi nước, và chiếc tàu đầu tiên chở 47 người đã đến được đất liền trên bán đảo Mã Lai.

Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông tốt nghiệp trường Đại học Y Khoa Sài Gòn năm 1965 sau tôi một năm.  Sau ngày miền Nam thất thủ, Bác sĩ Đông bị bắt đi tù cải tạo lên tận Kàtum, một nơi rừng thiêng nước độc giáp giới Campuchia với những hố bom B52 nước ngập khỏi đầu người, đầy muỗi mòng đòn xóc gây bệnh sốt rét rừng ác tính Falciparum Malaria, Falciparum Vivax, giết người dễ như không. 

Dầu vậy, anh vẫn chấp nhận, cam tâm chịu đựng không hề than thở.  Nhưng đến khi trở về nhà thấy con anh không được lên lớp 10 vì thuộc gia đình “ngụy”, thì nỗi thất vọng của anh trở nên ê chề và sự chịu đựng của anh đã lên tới mức tột cùng, như một ly nước tràn đầy. 

Nghĩ đến tương lai của các con, muốn cho chúng có chỗ học hành đến nơi đến chốn, tránh được cảnh “lý lịch trích ngang”, anh đã quyết định hy sinh, chấp nhận phấn đấu, vượt qua những khó khăn trở ngại để tìm cách đưa gia đình một vợ bốn con vượt biển Nam Hải đầy nguy hiểm, và đến được đảo Bidong ngày 3 tháng 11 năm 1978. 

Anh là một trong những thuyền nhân đến đảo Bidong sớm, số tàu do Cao Ủy tị nạn cho ra mang số 76.  Vừa đến đảo, bác sĩ Đông đã tình nguyện bắt tay ngay làm việc cho thuyền nhân tị nạn.  Những thuyền nhân đầu tiên xung phong đứng ra hướng dẫn đảo thuộc thành phần Y Khoa và Giáo chức: Nha sĩ Đỗ Cao Minh, Bác sĩ Nguyễn Dương Đôn, Giáo sư Lê Tấn Kiệt. 

Sau khi GS Kiệt rời đảo đi định cư, vào đầu tháng ba năm 1978, bác sĩ Nguyễn Sơ Đông thay thế làm Trại Trưởng trại tị nạn Palau Bidong.  Nhờ đài CBS Hoa Kỳ đến đảo mở cuộc phỏng vấn mà bạn bè trên thế giới biết bác sĩ đã thoát khỏi gông cùm Cộng Sản.  Riêng tại VN tin tức Bidong càng hấp dẫn như một “thiên đàng” đối với những người đang còn bị đọa đày trong “địa ngục trần gian”.

Gần đó, một nhóm chuyên viên ngoại quốc nói tiếng Pháp đang chuẩn bị xuống thuyền máy để đưa một số bệnh nhân trên đảo về tàu lớn đang đậu cách bờ không xa.

Tôi nhận ra chiếc tàu bệnh viện dài sơn trắng này, tôi đã nhìn thấy sáng sớm 18 tháng tư năm 1979, khi tàu chúng tôi KG 0783 vừa thoát khỏi cướp Thái Lan ngoài biển Đông, chạy tấp vô những quần đảo ngoài khơi Mã Lai để tránh núp. 

Đó là tàu Lle de Lumière của Pháp do nhóm Bác sĩ không biên giới Bernard Kouchner tổ chức, đang đi tìm vớt thuyền nhân trên biển Đông.  Về phía Việt nam, cũng có nhiều đồng nghiệp như Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, Bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ, Bác sĩ Đường Thiện Đồng, Bác sĩ Trang Châu cùng vài bác sĩ khác tha thiết với thuyền nhân, đã đóng cửa phòng mạch để lênh đênh trên biển Đông, tìm kiếm và cứu vớt thuyền nhân trốn chạy Cộng Sản.

ĐÊM ĐẦU TIÊN TRÊN HOANG ĐẢO - Chạm trán với đảng Xa Tăng - Đến đảo Bidong, chưa có nhà cửa, đêm đầu tiên chúng tôi được gia đình anh chị Hoàng Văn Lộc ưu ái cho tá túc.

Căn nhà sàn của anh chị cất bằng vật liệu nhẹ với tám cột trụ chính lấy trên rừng về, to bằng bắp đùi.  Nhà lợp bao đường, nằm dưới lòng suối cạn khu G, có những cây dừa sai trái mọc nghiêng nghiêng, gie cao trên mái.

Đang nằm chập chờn ngoài mé hiên, tôi vụt nghe tiếng hung hãn của một thanh niên vang ra từ một căn nhà lá biệt lập, gần bờ biển, cách chỗ tôi chừng vài thước: “Tên nào vừa ngang tàng chửi xiêng chửi xéo, hãy ra đây trình diện cho mau. 

Bây đâu hãy chạy mau lấy đồ nghề ra đây, cưa cột nhà nó, và trèo lên cây chặt dừa dội xuống cho sập lủng mái nhà nó đi!” Tiếp theo đó là những tiếng chân người chạy thình thịch hai bên vách.

Anh chị Lộc có người em tên Minh.  Chú Minh có một cái bướu nhỏ trên đầu, không ngủ được vì những tiếng cười giỡn ồn ào của nhóm thanh niên thức khuya.  Chú vừa lên tiếng phàn nàn thì gặp ngay phản ứng mạnh của anh đầu đàng.  Nghe phá nhà và kêu ra, chú sợ quá chui rút vô mùng một người nhà, nằm im, không cử động.

Sợ có chuyện chẳng lành xảy ra, tôi đứng phắt dậy, bước sang nhà của đám thanh niên, tự giới thiệu là người mới tới đảo ban trưa, và giải thích tình trạng đau yếu bệnh hoạn của chú Minh, cũng là thuyền nhân trên tàu vượt biển bị cướp tấn công, để xin châm chế. 

Nhóm thanh niên bộ hạ từ trên núi cũng vừa chạy trở về, hùng hổ, kẻ cầm dao, kẻ vác búa, khiêng cưa cá mập, cưa sắt, cưa tay, … Tôi trình bày vừa xong thì có người lớn tiếng không nhân nhượng. 

Nhưng tên chúa đảng đã dõng dạc tuyên bố “Các anh là người mới tới đảo; chưa biết oai danh đảng Xa Tăng nên tạm tha cho.  Nhưng các anh phải biết điều, nộp phạt một kết bia, tối mai giờ này mang lại đây, không được chậm trễ. ”

Thình lình có một trận mưa rào trút xuống dọc ngang tứ phía, làm tôi ướt nhoi. Trước khi chúng tôi đến đảo, vào giữa tháng 5 năm 79, trên đảo đã có hai cái giếng nước ngọt sâu gần 20 thước ở khu B và khu F. 

Muốn có được một đôi nước ngọt phải sắp hàng cả buổi.  Vì vậy mới nảy sanh ra tranh chấp giữa các thanh niên độc thân tụ tập, lập đảng lấy tên thật kêu: Xa Tăng, Thiết Giáp, Quỷ Kiến Sầu, …

Tôi chỉ trạm trán một lần trong đêm đầu với nhóm Xa Tăng, còn các nhóm khác tôi chưa bao giờ biết mặt.  Có lẽ đầu óc còn non trẻ của đám thanh niên đã bị tiêm nhiễm bởi tiểu thuyết kiếm hiệp hoang đường.

Bidong, một xóm nhà trên mõm đá khu C - KÝ GIẢ ĐỖ VĂN CỦA ĐÀI BBC - Ký giả Đỗ Văn của đài BBC đã đến thăm đảo Pulau Bidong bằng tàu RC của Mã Lai từ cảng Terengganu, vào một buổi trưa mùa Thu năm 1979.  Trời nắng nóng. 

Trên chuyến tàu ông đi còn có một phụ nữ VN bị Hải tặc hảm hiếp, trở thành cuồng trí lảm nhảm, được cứu vớt ngoài biển và được Chính quyền Mã Lai đưa qua giao cho ban điều hành đảo.

Ký giả đã đi bộ đến trình giấy tờ cho Cơ quan Task Force có nhiệm vụ giữ gìn An ninh trên đảo, nằm sát bờ biển khu E, xong đi dọc theo con đường mòn giữa hai hàng dừa, qua một cây cầu gỗ nhỏ khu A đưa đến hội trường. 

Trẻ con chạy theo sau ông vì thấy có người lạ đến đảo, ăn vận trang nhã, phong lưu, khác hẳn thuyền nhân đến đảo đa số chỉ còn có quần đùi, áo cộc, hoặc ở trần, đi chân đất. 

Ban đầu, tưởng ông thuộc một phái đoàn ngoại quốc, người trong ban Hành Chánh chuẩn bị mời ông thuyết trình bằng tiếng Anh, nhưng ông cho biết ông là người VN, và ông xin được nói bằng tiếng Việt.  Dân chúng tỵ nạn bu đông trong hội trường và ngoài sân để nghe ông.

Sau khi hỏi thăm hoàn cảnh sanh sống của dân trên đảo, và cầu chúc dân trên đảo nhiều sức khỏe, sớm được đi định cư, ông phỏng vấn bác sĩ Nguyễn duy Cung, Phó trưởng trại đảo tỵ nạn Pulau Bidong, về tổ chức và đời sống trong ngày trên đảo.

Ký giả Đỗ Văn cũng để ngày giờ đi thăm viếng cảnh sống của đồng bào quanh đảo, thăm nhà thương, trung tâm sinh ngữ, đồi tôn giáo.  Ông được nhiều gia đình trên đảo quý mến.  Có một gia đình đặc biệt mời ông thưởng thức món chè ngó sen.

Chuyến viếng thăm đảo tỵ nạn của Ký giả Đỗ Văn được đài BBC phổ biến trên toàn thế giới, vọng về đến Sài Gòn, đã trở thành một lối quảng cáo quan trọng, hấp dẫn cho thuyền nhân đang tìm đường ra đi, đổ xô về đảo Bidong này.

Sau ngày tôi vượt biển ra đi từ Kiên Giang-Rạch Giá vào giữa tháng 4 năm 1979, chính quyền Cộng Sản tuyên bố đã bắt lại được tôi và đã đưa tôi trở về trường Y khoa, trong khi đài BBC cho biết tôi đang làm Phó trưởng trại tỵ nạn Pulau Bidong, phụ tá cho Linh mục Lê Ngọc Triêu. 

Khi tôi mới bước chân lên Batu Rakit Terengganu, có một phái đoàn Mỹ đến thăm thuyền nhân tỵ nạn cho biết chuyến tàu vượt biển của chúng tôi có quá đông chuyên viên kỹ thuật: 15 Giáo sư, bác sĩ và một số lớn sinh viên của trường Y khoa và của các trường Đại học khác, khiến Bệnh viện Nhân dân (tức Trung tâm thực tập y khoa Gia Định-bệnh viện Nguyễn Văn Học cũ) và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh “lên cơn sốt”.

Có bạn ở Âu Châu biết tin, đã nhắn về Bidong hỏi thăm, Bác sĩ Nguyễn Minh Tân ở Pháp, một bạn học cũ gởi tặng tôi 50 Mỹ kim và mừng tôi thoát nạn. 

Nhân viên tòa Đại sứ Nhật bên Kuala Lumpur cũng qua đảo thăm tôi và chuyển cho tôi một số tiền của những bác sĩ Nhật trong bệnh viện Kekken ở Kyose shi, Tokyo, nơi tôi đến du học trước đây về Giải phẫu lồng ngực, vào năm 1969-70.  Những người trong gia đình tôi còn lại ở VN cũng rất mừng tôi đã bình an đi đến nơi đến chốn.

Một vài nhân viên cũ trong nhà thương cũng đến đảo, sau khi nghe đài BBC, cũng nói luận điệu không trung thật của Cộng Sản, và cho biết nhờ bài nói chuyện của Ký giả Đỗ Văn trên đài BBC mà họ đã tìm được điểm đến Bidong trên đường vượt biển tỵ nạn.

Khoảng năm tháng sau, trong khi tôi làm trại trưởng, giữa một đêm tối trời, khối Trật tự Trần Công Minh, một cựu Thiếu tá Nhảy Dù đã thình lình tổ chức một cuộc hành quân chớp nhoáng, lên tận núi khu E bao vây bắt trọn ổ 13 anh hùng “Lương sơn bạc” đang nấu rượu lậu, định trao cho Lực lượng Đặc Nhiệm Mã Lai. 

Tôi cản lại.  Chánh quyền Mã Lai rất ghét nấu rượu lậu.  Nếu bị bắt quả tang, những người phạm pháp này có thể bị bỏ vào bao bố đánh đập tàn nhẫn, và chuyển qua nhà giam bên đất liền Terenggannu.  Việc định cư của họ sẽ bị trì hoãn. 

Họ chỉ là những thanh niên ít học, trốn gia đình xuống tàu vượt biển, không người hướng dẫn giúp đở, giáo dục tử tế, thuộc diện “hốt rác”.  * Bị ở lâu trên đảo, nên họ tụ họp làm càn, phạm phải những điều phi pháp.

Tôi cho tập trung hết những thanh niên bị bắt, lên văn phòng trại, giao cho phần hành ngồi tiếp đón phái đoàn Ngoại quốc thường xuyên đến đảo.

Qua ngày thứ ba, lên văn phòng sớm, tôi ngạc nhiên thấy họ đã tự động nằm dài dưới đất.  Một thanh niên trao cho tôi một cây roi mây dài, đại diện xin lỗi những việc làm sai quấy: “Chúng em biết lỗi.  cám ơn Bác sĩ đã không giao chúng em cho lính Mã Lai hành hạ.  Chúng em chỉ quen làm việc bằng tay chân, còn chữ nghĩa đâu có bao nhiêu. 

Gặp phái đoàn Ngoại quốc, chúng em chỉ biết ú ớ, làm sao hiểu được mà đối đáp trả lời.  Xin bác sĩ thương tình, muốn đánh bao nhiêu cũng được, chỉ xin bác sĩ miễn cho chúng em việc làm văn phòng khó quá, chúng em không có khả năng!. ”

Tôi đâu có nỡ lòng nào hành hạ thể xác họ mà tôi coi như con cháu.  Chỉ lấy lời hay lẽ phải để khuyên răn.  Các em tỏ vẽ biết hối cải, nghe lời. 

Sáng hôm sau có Sà lan chở rác ra khơi sớm, họ đã tình nguyện cùng đi theo tôi.  Chuyến đi cực nhọc, nắng nôi, sóng gió, hôi tanh.  Chiều trở về tới bến, họ đã yêu cầu tôi ở nhà làm việc: “Dân chúng trên đảo cần sự giúp đỡ của Bác sĩ hơn.  Còn việc hốt rác, đi sà lan dơ bẩn, bác sĩ để tụi em”.

Tôi tin tưởng, giao công việc đi sà lan đổ rác đó cho các em.  Buổi tối thông tin loan báo những em đã đi công tác đổ rác ngoài biển cho dân chúng trên đảo biết và tuyên dương công trạng của các em.  Mọi người đều vui vẻ yên tâm khi thấy các em trở thành ngoan ngoản và biết giúp đỡ người đồng hương tị nạn.

NDC013Sau này, một số các em được về trại chuyển tiếp Cheras trong thủ đô Kuala lumpur trước để làm thủ tục đi định cư tại Hoa Kỳ.  Tháng ba năm 1980, gia đình tôi mới chuyển qua sau.  Xe đến trại lúc giữa khuya, có em đã chạy ra ôm tôi và giúp đỡ khiêng hành lý...

TÌM KIẾM TÀU KG 0783 BỊ KÉO RA KHƠI - Tôi đến trại tị nạn Bidong trưa ngày 15 tháng 5 năm 1979.  Chưa đầy 24 tiếng đồ hồ sau thì có người của Cơ quan Cảnh sát Terengganu trên đất liền, ăn mặc thường phục lên đảo tìm tôi và yêu cầu tôi không được tiết lộ cho Cao Ủy về chiếc tàu KG 0783, khiến tôi càng lo ngại không biết chuyện gì xảy ra cho những người bạn cùng đi chung trên tàu. 

Tôi nóng lòng muốn biết sự thật.  Nhưng vì có những lời khuyến cáo trên, nên thay vì đi gặp Cao Ủy, tôi kín đáo xuống tàu lle de Lumière nhờ Bác sĩ Bernard Kouchner và ông Thuyền trưởng Francois Herbelin, người gốc Normandie tìm kiếm dùm.

Khi vào đảo danh sách chúng tôi được ghi dưới tên tàu KG 0783 ATD, số thứ tự của Cao Ủy tỵ nạn 403.  Tên tàu được thuyền nhân khai báo cho Cao Ủy như trên, nhưng thực tế, chiếc tàu đó không có mặt trên bờ biển Bidong.  Và trong thời gian khai báo, cũng không ai biết đích xác chiếc tàu hiện đang phiêu bạt ở đâu, còn hiện diện trên một hòn đảo hoang vắng xa xôi nào đó, hay đã chìm sâu dưới biển?!

Anh Bác sĩ Vĩnh nhìn tôi ngao ngán... Ra khơi trên tàu có 14 bác sĩ, nay đến đảo “buồn lo bi đát” này chỉ còn anh và tôi.

Chiếc tàu lle de Lumière, dài 80 thước, ngang 15 thước, lấy tên một hòn đảo nhỏ lúc nào cũng chan hòa nắng ấm gần thủ phủ Noumea, trên Thái Bình Dương. 

Tàu đã chạy qua biển Coral, dọc theo bờ phía Bắc Úc Đại Lợi để vào biển Java, đến Nam Dương, Singapore rồi tới đảo Pulau Bidong ngày 18 tháng 4 năm 1979, trùng hợp với ngày tàu chúng tôi KG 0783 đến Batu Rakit Terengganu. 

Khoảng hai tuần sau, BS Kouchner cho tôi xem một tờ báo viết bằng Pháp ngữ, xuất bản tại Paris, bên trang trong có nói về tình trạng của một chuyên viên y tế VN trên đảo Tioman. 

Có thuyền nhân đã chết vì kiệt sức, có người bị bệnh sốt rét nặng nằm mê man, cô lập trong rừng.  Họ thuộc vào một chiếc tàu vượt biển đã đến được bờ Terengganu trước đây, nhưng sau đó lại bị kéo trở ra khơi, không bản đồ, không nước uống.  Chiếc tàu đã trôi nổi trong đêm tăm tối hãi hùng, vô định.  Tình trạng nguy hiểm xảy đến bất ngờ khiến tinh thần thuyền nhân dao động.

Bác sĩ Lê Thanh Vĩnh là người chứng kiến cảnh tàu rời bến vào buổi tối ngày 8 tháng 5 năm 1979.  Từ trại Marang, thuộc toán 6, anh được xe Cảnh sát Mã Lai chở về cảng Terengganu, nhưng có lẽ tàu đã quá đầy nên gia đình anh và vợ con tôi bị chận lại. 

Anh Vĩnh kể lại: “Khi cổng gác hải cảng Terengganu được hạ xuống, đứng trên bờ, tôi đã chứng kiến cảnh tàu bị kéo đi.  Điều làm cho tôi ngạc nhiên và lo ngại là tàu mình vẫn còn tốt.  Nếu chỉ chạy ra đảo gần, tại sao không để cho máy nổ rồi chạy một mình mà lại để tàu khác kéo?

Điều lạ nữa là đã chờ đợi khá lâu, nay được xuống tàu để qua trại có Cao Ủy tị nạn LHQ, tại sao nét mặt những người ra đi lại không được vui, so với lúc mới rời khỏi Marang, lúc nào cũng tươi cười, hớn hở? Không biết có chuyện gì đã xảy ra trên tàu?.

Sau này tôi được biết thêm nhiều chi tiết: Chính quyền Mã Lai đã cho sửa chữa lại tàu KG 0783, lấp bánh lái mới, ra lệnh cho đàn ông xuống hầm, đàn bà và trẻ con ở trên boong.

Họ cho biết sẽ đưa qua đảo Bidong, chỉ mất độ 2 tiếng đồng hồ là tới nơi, nên không cần đem theo nước uống.  Có điều khó hiểu là trong khi họ cho thêm 200 lít dầu cặn thì cái neo tàu lại bị họ tháo gỡ đi!!!. 

Chiếc KG 0783, lúc mới đầu còn trong sông, được tàu Hải Quân Mã Lai kéo đi từ từ, nhưng khi vừa ra đến cửa biển thì bị kéo mạnh, mặc cho con tàu nhồi sống, lắc lư, nhô lên hụp xuống, làm cho mọi người mệt nhoài say sóng. 

Rời bến được một thời gian khá lâu, nhìn quanh chỉ thấy trời, mây, nước.  tàu bị kéo ra khơi hơn một ngày rưởi; đảo tỵ nạn Bi dong đâu không thấy, chỉ thấy nước biển lại tràn vô hầm máy.  Phải thay phiên nhau liên tục tát nước. 

Quá nhọc mệt vì thiếu ăn và khát nước, thuyền nhân viết một hàng chữ to tướng “Water please” trên tấm bảng giương cao về phía trước.  Thay vì ngừng lại để giúp đỡ, cho nước uống, thủy thủ trên tàu chiến giơ tấm bảng trả lời “Direction 135, God save you” rồi chặt đứt dây kéo, đổi hướng bỏ đi, mặc cho chiếc tàu KG 0783 lơ lửng giữa biển khơi.

Biết mình bị gạt, đợi cho tàu Hải Quân Mã Lai khuất dạng, để khỏi bị theo dõi, ông Lý Đông và Bác sĩ Mã Xái mới nhờ một cựu Sĩ quan Công binh tên Hưng sửa chữa máy tàu cho nổ lại rồi đổi hướng trở lại Tây Nam. 

Tàu lại chạy hơn một ngày nữa, vừa chạy vừa tát nước.  Lênh đênh trên biển cả mênh mông, trời nóng gay gắt.  Trên tàu thiếu nước ngọt để uống.  Bắt đầu có người ngất xỉu, mê man.  Tàu có nhiều bác sĩ nhưng thiếu thuốc men nên cũng đành chịu bó tay!. 

Phải lấy nước tiểu cho trẻ em dùng … Tinh thần bị khủng hoảng, nhiều người không tự chế được, khiến có lúc trên tàu như muốn loạn.  Cuối cùng nhờ theo dấu một con rùa biển lớn, tàu tấp vô được đảo Tioman, một hòn đảo du lịch cũng thuộc Mã Lai.

Một hôm, nhân dịp có một nữ ký giả Pháp đến thăm một ngôi làng nhỏ trên đảo, Giáo sư Thái Minh Bạch đã tìm gặp và nhờ nhắn tin về cho gia đình anh ở Paris, đồng thời nhờ chuyển dùm thơ của một cặp vợ chồng thuộc thành phần Giảng huấn trường Đại học Sài Gòn, trước kia có du học tại Canada, và có hai con sanh tại đây, cho sở di trú Canada ở Quebec.

Diversity is the spice of life my brown friends. It would be too boring if everyone is exactly alike. The good thing about diversity is that ppl are less likely to judge you base on skin color, ethnic origin or whatever. It's an all-inclusive club where everyone can feel welcome. For a more relaxing lifestyle, live in the south. Pretty girls are in the north. http://vietrealm.com/index.php?topic=40433.msg112732;topicseen#new

Nhờ vậy ông Đại sứ Pháp tại Mã Lai đã kịp thời can thiệp.  Cùng lúc chính quyền cao cấp của Canada cũng bay sang, yêu cầu nhà chức trách Mã Lai không nên kéo tàu ra khơi nữa.  Được sự bảo trợ của Cao Ủy tỵ nạn LHQ, thuyền nhân trên đảo Tioman được tàu đánh cá Mã Lai đưa vào đất liền, từ đó được xe chở về trại chuyển tiếp Cherrating.

Tôi đã mất liên lạc với những đồng nghiệp cùng đi trên tàu KG 0783 một thời gian khá lâu.  Mãi cho đến hơn 7 tháng sau, vào tháng 11 năm 1979, tôi mới nhận được thơ của anh Bác sĩ Mã Xái, viết từ trại Cherras.  Đó là nhờ phóng viên Đỗ Văn của đài BBC đã phổ biến tin tức khi ông đến viếng thăm đảo tỵ nạn Pulau Bidong.  Lúc ấy tôi đang làm phó trưởng trại.

Thật là một sự tình cờ lý thú khi tôi gặp lại Bác sĩ Bernard Kouchner, có mặt trên tàu lle de Lumière cùng với những bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ Pierre Bonniaud, Bác sĩ Eric Chesson, Bác sĩ Patrick Laburthe, Bác sĩ Vladan Radoman, Bác sĩ Jean Claude Senechal và cô Điều dưỡng Ghislaine Martin. 

Riêng đối với bác sĩ Bernard Kouchner, tôi có nhiều kỷ niệm rất quý trọng, và lúc nào tôi cũng xem ông như một ân nhân của người dân miền Nam Việt Nam: Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước khi miền Nam sụp đổ, có hơn 550 thường dân đa số là đàn bà và trẻ con bị thương nặng do pháo kích bừa bãi của VC, trên phi trường Tân Sơn Nhất và quanh vùng Gia Đình, được chở vô nằm la liệt trong sân của bệnh viện.

Tình hình nhà thương thiếu nhân sự trầm trọng vì một số lớn bác sĩ và nhân viên Điều dưỡng đã ra đi, mặc dù có những cố gắng tối đa, kêu gọi sinh viên nội trú Ngoại khoa ở lại nhà thương làm việc, chia nhau từng gói mì khô của đồng bào đem vô tiếp tế, nhưng công việc trong phòng mổ vẫn làm không xuể, thường dân bị thương quá đông...

Thời may Bác sĩ Bernard Kouchner lúc đó đang làm Chủ tịch Hội những người “bác sĩ không biên giới Pháp” đã đến đúng lúc như một vị cứu tinh cùng với một số chuyên viên Y Tế hùng hậu, đã tiếp tay giải quyết nhanh chóng thường dân bị thương.  Bốn phòng mổ của Trung tâm Y Khoa Gia Định hoạt động ngày đêm. 

Đèn thấp sáng trưng.  Đồng thời Bác sĩ Thiếu tướng Raymond Mazaud, Giám Đốc nhà thương Grall của Pháp, còn có tên quen thuộc là nhà thương Đồn Đất cũng tự nguyện lái xe nhà thương đến giúp đỡ, và nhận bớt một số bệnh nhân chở về nhà thương Grall để chăm sóc.

Bác sĩ Bernard Kouchner thật nhiệt tình, đã tận tụy với đồng bào trong cuộc chiến tranh Việt Nam.  Giờ đây ông lại thể hiện tinh thần nhân đạo cao quý qua việc tìm kiếm, cứu vớt thuyền nhân trốn chạy Cộng sản trên biển rộng bao la...

https://svqy.org/2017/3-2017/doiysi/doiysi24.html




Chiếc tàu vượt biển Kiên Giang 0783 dự trù ra đi từ nhiều tháng trước vào cuối năm 1978, nhưng không hiểu vì lý do gì đã bị đình hoản lại đôi ba lần, một phần có thể vì vấn đề an ninh. 

Chuyến vượt biển của chúng tôi đã quy tụ được một số đồng nghiệp Giáo sư, bác sĩ và sinh viên y khoa sắp ra trường.  Chánh quyền CS Trung ương cho phổ biến lệnh lùng bắt xuống đến các địa phương ở những vùng ven biển.

Nhóm anh em Y Khoa được xem như Ban tham mưu, nòng cốt cho chuyến vượt biển này vậy.  Biết nhau từ trước, ngay từ lúc đầu xuống Tác Ráng, anh em chúng tôi đã sát cánh bên nhau, chia xẻ, giúp đỡ, đóng góp tinh thần, kiến thức cho cuộc hành trình dự liệu sẽ gặp nhiều gian truân, nguy hiểm.

Sợ bị phát giác ở chỗ đông người, anh em thường tụm năm, tụm ba trong khu vườn sau chùa, có nhiều đường mương nhỏ ngang dọc, ngồi quanh những gốc dừa xiêm, xúm xít dưới những lùm cây rậm rạp để trao đổi tin tức, thảo luận về một số vấn đề liên quan đến vượt biển như thời tiết, gió mùa, hải tặc, v. v…

Tàu không đi vào cuối năm trước, âu cũng là cái may vì từ tháng mười một trở đi, gió mùa Đông Bắc thổi vào miền Nam Việt Nam và bán đảo Mã Lai thường lên đến 50-70 cây số một giờ, đủ làm cho biển chuyển động mạnh, trở thành nguy hiểm đối với những ghe tàu loại nhỏ.  Bắt đầu tháng 12 được xem là mùa biển động. 

Sức gió thổi mạnh có khi lên đến 120-130 cây số giờ.  Từ tháng ba, gió mùa Đông Bắc yếu dần, nhưng có thể đột ngột trở lại vào tháng sáu, từ hướng Tây Nam, kéo dài cho đến tháng chín. 

Lúc đó thuyền nhân thường phải đương đầu với những cơn sóng lớn, gió mạnh như bão tố, kèm theo những cơn dông, mưa rơi như trút … nếu được ra khơi trong tháng tư là lý tưởng nhất; biển tương đối êm; gió có thể thay đổi, nhưng sức gió không quá mạnh.

Rạch Giá nằm trên bờ biển phía Tây Nam Việt Nam.  Từ Rạch Giá cuộc hành trình khởi đầu theo hướng Tây.  Khi ra đến Hải phận quốc tế, có thể đi thẳng qua Thái Lan, hoặc đổi hướng về Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Nam Dương.

Ngoài thời tiết, gió mùa, chúng tôi còn lo ngại đến vấn đề hải tặc.  Theo sử học, cướp biển xuất hiện từ khi đường biển được dùng trong việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa.  Kể từ thế kỷ thứ 13 trước công nguyên, đã có những vụ cướp biển trên Địa trung hải và các vùng biển lân cận. 

Nạn nhân chẳng những là thường dân mà còn có cả những người tai mắt, có quyền thế.  Người ta nói đến Đại đế Julius Ceras của La mã.  Trong một chuyến du hành trên biển Agean, Đại Đế Julius Cesar bị cướp biển Cilician bắt và giam giữ trên một hòn đảo hoang, sau đó cho chuộc lại với một số tiền lớn.  Sau khi trả tiền và được tự do, Đại đế Cesar liền tổ chức một hạm đội riêng, ra tay truy lùng và tiêu diệt trọn nhóm cướp đã bắt ông.

Hải tặc được chia thành nhiều hạng: Có những hải tặc tầm vóc tầm thường, nhưng cũng có những hải tặc trứ danh như cướp biển Vikings trong thời Trung cổ Âu Châu đến thế kỷ thứ 19.  Nhóm cướp biển này gồm toàn những chiến sĩ gan dạ và du đảng của xứ Đan Mạch. 

Vikings tung hoành dọc bờ biển và sông ngòi trên toàn lãnh thổ phía Tây Âu Châu, tấn công cả miền duyên hải Phi Châu và Ý Đại Lợi, lên đến tận Hắc hải.

Cùng lúc cũng có nạn cướp biển gốc Hồi giáo nổi lên ngang dọc trong vùng Địa trung hải.  Cướp có sào huyệt thiết lập dọc bờ biển phía Nam nước Pháp và phía Bắc nước Ý Đại lợi, tấn công, cướp phá cả thánh địa Roma và Vatican.

Vào thời kỳ đó trên thế giới, nạn cướp biển tràn ngập khắp nơi, từ miền Đông Âu Châu, sang miền Bắc Phi Châu, trong vùng biển Á rập, Ấn Độ dương, trong vùng biển Caribbean thuộc Đại Tây dương.

Còn trong vùng Đông Á, cướp biển Wokou có căn cứ đặt trên đất Phù tang từ thế kỷ thứ 13, đã dọc ngang xâm lược trong một thời gian dài trên 300 năm nhắm vào các lân quốc Đại hàn, Trung hoa.  Tuy nhiên đáng kể nhất là cướp biển Trung hoa, càng ngày càng bành trướng, lớn mạnh trong suốt đầu thế kỷ thứ 19. 

Tổ chức cướp biển này với số đảng viên trên 10. 000 người, đã làm bá chủ trên khắp các làng mạc ven bờ biển nước Tàu Fujin, Quảng Đông, và gần đây được một ảnh hưởng mạnh mẽ trên nền kinh tế nước Tàu.  Tổ chức này tạo ra được nhiều phương cách để làm tiền dân chúng, nhờ vậy đã thu nhập được một mối lợi khổng lồ đều đặn hàng năm.

Ngoài ra còn có nhóm cướp biển trong vùng Nam Sulawesi thuộc Nam dương kiểm soát tàu buôn qua lại vùng biển nằm dọc phía Tây Tân Gia Ba, lên đến phía Bắc Phi Luật Tân.  Chẳng những cướp kiểm soát tàu bè đi lại trên đường Tân Gia Ba-Hồng Kong, mà chúng còn kiểm soát cả eo biển Malac nối liền Ấn Độ dương với biển Đông, kiểm soát vùng biển quanh tân Gia Ba và bán đảo Mã Lai.

Vịnh Thái Lan cũng là nơi nổi tiếng về Hải tặc từ 100 năm qua.  Có nhiều sào huyệt của hải tặc nằm rải rác trên các hòn đảo hoang vu.  Cướp hung dữ, tấn công ngay cả tàu buôn lớn qua lại trong vùng. 

Đặc biệt, kể từ ngày có làn sóng người Việt Nam trốn Cộng Sản, ồ ạt bỏ nước ra đi bằng đường biển, tin tức trên đài BBC-VOA về các vụ cướp biển do tàu đánh cá Thái Lan được loan truyền nhanh chóng, khiến vấn đề cướp biển trở thành một mối lo ngại lớn cho thuyền nhân ra đi trên những chiếc tàu bằng gỗ, vừa nhỏ, ọp ẹp lại chở quá đông người. 

Nhất là kể từ năm 1978, người Việt gốc Hoa càng ngày càng bỏ nước ra đi đông đảo, mang theo nhiều tài sản, vòng vàng, nữ trang quí giá, đô la Mỹ.  Đã có trường hợp người Hoa đến Mã Lai với một số kim cương trị giá hơn một triệu Mỹ kim, giấu trong thùng dầu. 

Một người Hoa khác vừa đặt chân lên đất liền Mã Lai, đã yêu cầu chính quyền địa phương cất dùm một số lượng vàng, hiện kim trị giá hơn nửa triệu đô la Mỹ.

Có thể những tin tức đầy hấp dẫn này được loan đi, đã thúc đẩy những ngư phủ Thái Lan, dù nguyên thuỷ không phải là cướp biển, nhưng cũng trở nên thèm thuồng, tìm cách săn đuổi những con mồi béo bở, thay vì lo việc đánh cá làm ăn lương thiện. 

Cướp biển có tổ chức, hành động từng nhóm 4-5 chiếc, dùng hệ thống điện đài liên lạc với nhau.  Trong những năm 1976-77, hải tặc còn nương tay, sau khi cướp bóc xong, có khi còn cho lại thực phẩm, nước uống, dầu nhớt, chỉ đường, chỉ hướng cho đi. 

Nhưng qua đến năm 1978-79, cướp biển tỏ vẻ hung hãn hơn.  Nhiều phúc trình của Hoa Kỳ về tị nạn ghi chú trong hồ sơ vượt biển với những danh từ “RPM” (hảm hiếp, cướp bóc và giết chóc).

Có tàu hải tặc có súng, nhưng phần lớn chúng chỉ dùng người để la hét, trương cờ xí vẽ hình đầu lâu đen với hai xương ống quyển tréo nhau, dùng vũ khí thô sơ như búa rìu, dao găm, mã tấu, dùi cui, thanh sắt, chỉa ba, v. v… để áp đảo tinh thần thuyền nhân vượt biển, xong đồng loạt nhảy sang tàu uy hiếp, cướp bóc, hảm hiếp …

Thấy việc làm ăn có vẻ dễ dàng, tàu cướp thay vì đánh cá gần bờ, đã tràn ra hải phận Quốc tế để “giăng tơ”, lẩn quẩn giữa vùng châu thổ sông Mekong Việt Nam và dọc theo bờ biển phía Nam vịnh Thái Lan và miền Đông Bắc Mã Lai.

Trong thời gian hiện tại, cướp biển với những trang bị tối tân đã tỏ ra xem thường những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.  Từ trước đến giờ chưa có một đạo luật hàng hải Quốc tế nào dùng để trừng trị Hải tặc, nên cướp biển vẫn ung dung hoạt động ngoài vòng pháp luật và nạn cướp biển càng ngày càng bành trướng …

Riêng tại biển Đông, vượt biển trong thời điểm này thật là cam go, trắc trở, vì chính quyền Cộng sản ra lệnh kiểm soát chặt chẽ các vùng biển miền duyên hải từ miền Trung đến miền Tây Nam bộ.  Tuy nhiên cũng nhờ sự tham nhũng có hệ thống của Công an các cấp, mà dân chúng vẫn có thể tổ chức nhiều chuyến vượt biển trước mắt chính quyền địa phương. 

Người dân miền Nam, vì lòng mong muốn thoát khỏi sự kềm kẹp của CS với bất cứ giá nào để đi tìm Tự do nên hầu hết đều cương quyết, bất chấp mọi gian truân, nguy hiểm để ra đi.  Nhưng có đến được miền đất hứa an toàn hay không lại là một chuyện khác. 

Có tàu vượt biển Đông để sang Phi, bị bão tố lạc đường giữa sa mạc nước mênh mông, hết lương thực, người trên tàu chết lần hồi, đói quá, bắt buộc phải ăn thịt đứa con của người chủ tàu vừa chết vì thiếu sữa, để sinh tồn.  Sau đó rủi ro lại gặp tàu vận tải Liên Xô dẫn độ trở về đất liền giao lại cho chính quyền CS.

Có tàu vượt biển gặp thời tiết xấu, sóng to bão táp lật chìm.  Có tàu giữa đường gặp hải tặc tấn công, cướp bóc đánh đập rồi quăng xuống biển.  Có tàu đến được đất liền lại bị kéo ra khơi trở lại.  Theo thống kê của Cao ủy Tỵ nạn LHQ năm 79-80, có trên một triệu người bất mãn chế độ Cộng Sản đã bỏ nước ra đi, nhưng hơn phân nửa đã bỏ mình trên biển cả …

Ra đi không có vũ khí, súng ống, chúng tôi chỉ biết chọn lựa những thanh niên khỏe mạnh, gan dạ, tình nguyện thành lập một đội ngũ phòng vệ, chế tạo nhiều chai xăng Molotov(*) và cầu khẩn Ơn Trên cho chuyến vượt biển được thuận buồm xuôi gió …

(*) Chai xăng Molotov là những chai xá xị không, chứa đầy xăng đậy lại thật kín, có thồng dây bùi nhùi để phòng khi gặp tàu địch xáp lại gần sẽ đốt bùi nhùi và quăng xăng.  Chai xị bể ra, xăng bốc cháy gây ra hỏa hoạn làm địch kinh hoàng, tránh đi nơi khác.
GIỜ KHỞI HÀNH - Chạng vạng tối ngày 15 tháng 4 năm 1979, chúng tôi được lần lượt kêu tên, theo danh sách có sẵn để xuống tàu KG 0783 cập gần sát bờ sông Tác Ráng.

Không hiểu vì lý do gì, có nhiều người bị gạt bỏ tên ra (?).  Anh Bác sĩ Nguyễn Xuân Thìn được cho lên tàu với người con trai lớn trong khi vợ và ba đứa con trai khác còn nhỏ vẫn đứng trên bờ, chờ đợi, rồi không được đi (!), chỉ có cách nhau vài thước mà mãi đến hơn mười năm sau, khi anh đi học trở lại ở California, ra trường Bác sĩ Y Khoa, sắp đổi về làm việc trên Washington States, anh mới bảo lãnh được cho cả gia đình qua sum họp. 

Bác sĩ Dương Hồng Mô trượt chân suýt té xuống sông là người áp chót bước lên.  Cuối cùng là anh Nguyễn Quang Hoàng, thợ máy phụ.  Tấm ván cầu được rút lên, tàu từ từ rời bến.

Từ khi xuống tàu, để tránh sự chú ý của Công an, tôi trốn dưới hầm máy, giấu mặt.  Đợi đến khi tàu ra giữa sông, tôi mới an tâm chui lên khỏi hầm, men theo hông tàu đứng ngoài phòng chỉ huy, theo dõi cuộc hành trình.

Trời chiều vùng Rạch Giá, gió mát, mặt sông phẳng lặng.  Ông Thuyền trưởng, mặc áo thun xanh đậm loại thể thao, bệ vệ ngồi trước tấm chắn gió, ra lệnh cho ông tài công bằng tiếng Anh: “Follow me”!

Một chiếc ghe nhỏ còn cố chạy bám theo, cặp bên trái tàu chúng tôi, đổ thêm một số đông người lên tàu. Hình như đó là những người của cơ quan Cộng an địa phương tổ chức, để lấy tiền riêng…

Tàu chạy qua một đồn canh, sát bờ bên phải.  Một ánh đèn bấm yếu ớt trong đồn phớt qua, làm cho có lệ. Trong đêm tối, tàu tiếp tục len lỏi trên sông, đôi lúc suýt cuốn đi những dàn lưới cá …

MẮC CẠN - Bỗng nhiên mọi người nghe một tiếng cọ sát mạnh dưới lườn tàu.  Sau đó tàu ngừng hẳn lại, hơi chao về bên phải.  tàu đã chồm lên một bãi cát ngầm gần cửa biển.  Ông tài công la to: tàu bị mắc cạn!

Ngày đầu, mới xuống Rạch Giá, tôi có tham dự một buổi họp kín trong một căn phòng hẹp trên lầu nhà trọ.  Ánh sáng mặt trời chiều rọi vào vừa đủ, qua cánh cửa sổ nhỏ.  Khi anh bác sĩ Mã Xái dẫn tôi đến nơi đã có ba người đang ngồi chồm hỗm dưới đất, chăm chú quanh một bản đồ chỉ to bằng bàn cờ tướng bằng giấy. 

Tôi nhận ra ông chủ tàu Lý Đông với gương mặt phúc hậu, ông thiếu úy Hải quân Đoàn Minh ít nói, hiền lành, nho nhã.  Người thứ ba tôi chưa được biết là một người đàn ông trung niên ngoài 40 tuổi, dáng người trí thức, trắng trẻo, phương phi. 

Tôi vừa đến, chưa kịp ngồi xuống thì người này tự xưng là thuyền trưởng, đã tuôn ra một tràng tiếng Anh, rồi tiếng Pháp đúng giọng người dân ở thành phố Paris để nói với tôi.  Tôi thoái thác, xin nói tiếng Việt.  Ông đổi giọng, nói lơ lớ như người ngoại quốc mới tập nói tiếng Việt:

“Anh nhìn bản đồ tôi vẽ có được hay không?”. Khi tôi còn ở Sài Gòn, có một lần ông chủ tàu đến thăm tôi, cùng đi với ông Đoàn Minh.  Tôi đã được thấy bản đồ bèo nhèo này với đường vẽ bằng mực đậm từ cửa sông Rạch Giá 270 độ ra đến Hải phận Quốc tế, đổi hướng 185 độ về Mã Lai …

Nay lại nghe ông này cho biết bản đồ do chính tay ông vẽ.  Ông còn nói tiếp: “Tôi là Thuyền trưởng Âu Châu, nên không biết rõ vùng biển Á Châu này, chỗ nào cạn, chỗ nào sâu? Còn trên sông, từ đây ra biển, thì tôi thật là rành rẽ”.

Những lời phát biểu có vẽ như chuyên nghiệp về hàng hải của ông Thuyền trường này hoàn toàn mâu thuẫn.  Bởi vì, ngoài biển cả mênh mông, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, người thủy thủ từng trải trong nghề có thể dùng kính Lục Phân (Sextant) để đo độ cao của mặt trời ban ngày, của các vì tinh tú ban đêm, để từ đó dựa vào sách hàng hải làm một bài toán nhỏ tính ra vị trí con tàu mình đang đi trên mặt biển. 

Nếu chạy theo ven bờ, người thuỷ thủ chỉ cần ráp nối bản đồ của vùng mình đang đi.  Bản đồ được cơ quan Hải Dương Học Quốc Tế nghiên cứu rất công phu.

Mỗi bản đồ đều có kẽ những đường lằn dọc theo bời biển, cho biết rõ độ sâu.  Ngoài ra, có thể dùng những thiết bị như Sóng âm phản xạ (Sonar) để định rõ độ sâu của biển một cách chính xác hơn. 

Còn tàu lớn ngoài biển cả muốn vô sông thì bắt buộc phải nhờ đến Hoa tiêu địa phương hướng dẫn, mới biết được tình trạng thường xuyên biến đổi của sông ngòi, chỗ nào cạn, chỗ nào sâu, bên nào lỡ, bên nào bồi, lòng cát di chuyển mỗi ngày ra sao.

Tôi đâm ra nghi ngờ khả năng của ông Thuyền Trưởng này.  Nghi ngờ nhưng vì đã đổi tên đổi họ, nên tôi không tranh luận. 

Giờ đây việc tàu bị mắc cạn xảy ra làm tôi ân hận.  Đến lúc này, Bác sĩ Mã Xái và ông Lý Đông kịp thời nhận thấy tình trạng không an toàn của tàu và khả năng của ông Thuyền trưởng.  Ban tham mưu quyết định yêu cầu tôi tích cực tham gia điều khiển con tàu:

“Đây là quyền lợi sống còn của cả tập thể, của hàng trăm sanh mạng, xin anh đảm đương trách nhiệm làm thuyền trưởng cho”

TIẾP TỤC LÊN ĐƯỜNG - Tàu bị mắc cạn đêm đó cho đến suốt cả ngày hôm sau. Thỉnh thoảng có vài chiếc tàu gỗ chở hàng từ Phú Quốc chạy về, tài công quen đường nên lái tàu chở nặng vô cửa biển dễ dàng, cách tàu chúng tôi chừng 50 thước về bên trái.

Một chiếc tàu tuần của An ninh Biên phòng VC ập đến.  Anh Công an đứng trước mũi tàu im lặng chìa ra một cái nón lá trống trơn.  Người trên tàu hiểu ý, chuyền tiếp ra phía sau lái.  Một lúc sau, cái nón lá trở lại tay anh Công an, đầy ấp những tờ giấy bạc “nhiệm mầu!”.  Thế là xong.  Đợi đến chiều, nước thuỷ triều lên cao.  Chiếc tàu mắc cạn được ba chiếc tàu Công an trở lại kéo ra.

Trời xẩm tối.  Đến giờ xuất phát.  Bốn chiếc tàu gỗ đen ngòm không quen biết nhau, nhưng cùng chung một chí hướng, ào ạt ra khơi, như một đội chiến hạm thời thế chiến.

Ánh sao đêm ló dạng.  Biển êm.  Sóng vỗ đều đều vào mạn tàu, làm tung lên những bọt nước trắng xoá.  Gió nồm nhè nhẹ thổi làm tâm hồn mỗi người lâng lâng, khoan khoái, nhất là sau một thời gian dài khắc khoải chờ mong đi tìm Tự Do, bỏ lại đàng sau những tháng năm khổ sở trong ngục tù Cộng Sản, cuộc sống bị đe dọa triền miên trong khó khăn đói kém, làm mất hẳn niềm tin vào tương lai.

Tàu đang chạy thong thả thì chúng tôi chợt thấy một chiếc tàu sắt lớn nhô lên ở chân trời, tuy khoảng cách còn xa, nhưng bị ám ảnh bởi sự xuất hiện thường xuyên của tàu Liên Xô đã nhiều lần kéo tàu vượt biên từ ngoài khơi trở vô bờ, giao lại cho Công an Cộng Sản như chiếc tàu gỗ CR 0067 PK khởi hành từ Cam Ranh cách đây chưa đầy 6 tháng, nên chúng tôi liền đổi hướng chạy ngược chiều một đổi để tránh xa rồi mới trở lại tiếp tục con đường đã hoạch định.
Qua được một ngày bình an.

Khi biết chắc là vô được hải phận Quốc tế, chúng tôi mới dám thở phào, vui  mừng vì đã tránh được  sự theo  đuổi của Công  an biên phòng Cộng Sản, nhưng bây giờ lại thêm mối lo sợ nạn cướp biển tấn công…

https://svqy.org/2016/10-2016/doiysi/doiysi21.html

 


Nguyên thủy, Pulau Bidong là một hòn đảo lớn nhất trong nhóm quần đảo hoang vu nằm trên biển Đông, cách xa đất liền Terengganu trên 20 hải lý.  Đảo có những ngọn đồi cao từ 200 đến 300 thước và những rừng cây rậm rạp của miền nhiệt đới...

Sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu đồng bào đã tìm đường bỏ nước ra đi.  Ngày 8 tháng 8 năm 1978, Pulau Bidong được nhà Cầm quyền Mã Lai và Cao Ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR) chính thức tuyên bố mở cửa đón nhận thuyền nhân VN đã tìm đường trốn chạy Cộng Sản. 

Đảo Bidong có một diện tích chừng 5 cây số vuông, nhưng phần đất ở được lại quá hẹp, chỉ giới hạn trên những bãi cát nhỏ dưới chân đồi.  Thuyền nhân tỵ nạn đến đảo đầu tiên vào tháng 9 năm 1978 chỉ ở dọc theo bờ biển phía Tây Nam. 

Đến đầu năm 1980, diện tích người tỵ nạn cư trú có nới rộng ra nhưng cũng chỉ chiếm độ nửa cây số vuông, trong khi dân số thì lại tăng gấp đôi, có lúc trên 45. 000 người vào khoảng tháng 4 năm 79.

Thuyền nhân đến đảo Bidong đã sử dụng trên 500 ghe tàu lớn nhỏ đủ loại, trong đó phải kể chiếc SG 306 M do Bác sĩ Nguyễn Gia Thọ tổ chức đưa cả gia đình đi.  Có lẽ đây là chiếc thuyền vượt biển nhỏ nhất thế giới, chiều dài chưa đầy 8 thước. 

Sau khi đi tù về, Bác sĩ Thọ, nguyên là một bác sĩ Không quân VNCH, đã sống ngụy trang trên chiếc ghe này, giả làm đủ thứ nghề, từ buôn bán trái cây, đến cào tôm đánh cá, qua lại thủy lộ thuộc các tỉnh trên sông Tiền, sông Hậu*, cho đến mũi Cà Mau để nghiên cứu các cửa sông, tìm lối an toàn ra biển cả...

Khi đến được đảo Bidong, chiếc thuyền của BS Thọ còn neo ngoài khơi giữa đảo Bidong và đảo Kapak.  Trong một chuyến công tác trên đảo Cá mập, tôi có chụp được hình ảnh chiếc thuyền này và đã tặng bác sĩ, để trang trí quyển sách viết về cuộc vượt biển của anh.

* “Bắt nguồn từ Hy mã lạp sơn bên tàu, sông Cửu Long đổ xuống miền Nam và trước khi ra biển đã chia làm hai nhánh lớn: sông Tiền Giang gồm các tỉnh Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre và sông Hậu gồm các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, rạch Giá.

Trên phương diện hành chánh, trại tỵ nạn Pulau Bidong được chia thành 7 khu: A-B-C-D-E-F-G.  Mỗi khu đặt dưới sự điều hành của một Trưởng khu do dân chúng trong khu bầu lên. 

Tại trung ương có một Trưởng trại được toàn dân trên đảo bầu lên theo lối trực tiếp phổ thông đầu phiếu.  Sau khi L. M Lê Ngọc Triêu đi định cư tại Hoa Kỳ, tôi được dân trên đảo bầu vào chức Trưởng trại ngày 28 tháng 10 năm 1979.

Trưởng trại chịu trách nhiệm điều hành tổng quát.  Có một Ban Điều Hành để giúp trưởng trại.  Có một Hội Đồng Cố vấn 15 thành viên gồm những nhân sĩ trên đảo, với nhiệm vụ làm trọng tài, kiểm soát hoạt động của trại, dựa theo bản Nội quy đã có sẵn do các Trưởng Trại tiền nhiệm để lại.  Sinh hoạt trong trại do

1/ Các Khối chuyên môn đảm trách như: Khối Hành chánh-Thông Dịch, Khối Thông tin-Văn hoá-Giáo dục, Khối Trật tự, Khối Tiếp liệu, Khối Y tế-Xã hội, Khối xây cất. 

2/ Các ban như:

a) Ban Tiếp nhận người mới đến đảo, Ban Thiết kế-nhà ở.

b) Ban Vệ sinh (để giải quyết những đống rác khổng lồ, cao đến tận mái nhà dân).

c) Ban Nhân lực có nhiệm vụ Quản trị số thanh niên các tàu và khẩn cấp cung ứng theo nhu cầu cho các cơ quan bạn.

Ngoài ra trại còn đặc biệt có:

a) Ban Thoát thuỷ (để giải quyết nước ứ đọng trong những vùng đất thấp sau những cơn mưa như thác lũ từ trên những ngọn đồi cao đổ xuống, và những lúc thuỷ triều dâng lên tràn ngập khu C).

b) Ban Đặc nhiệm: ban này gồm những thanh niên độc thân, tình nguyện, trẻ trung, lực lưỡng, nhanh nhẹn và tháo vát để giải quyết những công việc nặng nhọc bất thần xảy ra như cây ngã ban đêm.

Trong thời điểm này đã có 21 Quốc gia trên thế giới nhận thuyền nhân tỵ nạn đi định cư, trong đó 20 quốc gia thuộc thế giới Tự do.  Chỉ có một Quốc gia thuộc Khối Cộng Sản là Trung hoa lục địa.  Vì vậy có nhiều phái đoàn ngoại quốc thường xuyên đến đảo với lịch trình phỏng vấn bận rộn cả ngày. 

Thuyền nhân đến đảo càng ngày càng đông.  Đời sống trên đảo thật là nhộn nhịp.  Người đi ngoài đường chen lấn nhau.  Hàng quán mở ra rải rác trên bờ biển nhất là ở bãi khu C.  Việc điều hành các sinh hoạt trên đảo càng trở nên phức tạp.

 Sinh hoạt trên đảo bắt đầu từ 4 giờ sáng cho đến tối.  Đảo có lò bún đặc biệt, cọng nhỏ dài, trắng, có lò bánh mì mà người dưới tàu lle de Lumière của BS Kouchner rất thích. 

Đảo cũng có chợ Chòm Hỏm nằm trên bãi biển khu C, bên cạnh những xác tàu vượt biển trôi dạt vào bờ, phủ đầy cát trắng.  Cá thì do thanh niên trên đảo đi câu.  Nhu yếu phẩm, trái cây tươi do các thanh niên dùng xuồng ba lá ra khơi mua bán với tàu nhỏ của dân buôn Mã Lai từ đất liền Marang chở đến ban đêm

Ngoài việc giải quyết các vấn đề Hành chánh, tổ chức các lớp học cho trẻ em, lớp học sinh ngữ, lớp dạy nghề cho người lớn, thành lập sân bay trực thăng trên đồi khu F, sân bóng chuyền khu G, phát thanh phổ biến tin tức, tổ chức văn nghệ, chỉnh trang đồi Tôn giáo, nhà thờ Công Giáo, nhà thờ Tin lành, chùa Từ bi Phật Giáo, vườn hoa.

Ban điều hành trại còn lo làm sạch đảo, dọn dẹp một khoảnh đất trống cao ráo trên mỏm khu C để dựng tượng đài kỷ niệm 5 cánh buồm tựu quanh trống đồng Ngọc Lũ (với dụng ý giúp cho thuyền nhân từ ngoài biển Đông vào Mã Lai nhận ra dễ dàng đảo tỵ nạn Bidong), tổ chức bắt chuột sanh sản quá nhiều quấy phá nhà thương ban đêm, tìm kiếm các thanh thiếu niên đi câu cá xa bờ bị sóng gió bất thường đập bể thuyền, trôi giạt vào những hòn đảo nhỏ hoang vu. 

Trại cũng lo giải quyết dẹp các băng đảng “Sa Tăng”, “Thiết Giáp”, “Quỷ Kiến Sầu”, ngăn chặn nạn nấu rượu lậu mà chánh quyền địa phương cấm kỵ …

Một bệnh viện 60 giường, lấy tên là Sick Bay được thành lập.  Có phòng mổ, phòng Quang tuyến X, phòng Nha khoa, phòng Sanh, phòng Hồi Sức, trại Nhi khoa, trại Sản khoa, trại bệnh tổng quát, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà máy điện.

Việc xây cất hoàn toàn do thuyền nhân tỵ nạn trên đảo lo liệu, từ họa đồ thiết kế đến nhân công.  Đảo có nhiều Kiến trúc sư, Kỹ sư Công chánh.  Phương tiện, máy móc, vật liệu xây cất do Bác sĩ Bernard Kouchner và Cao Ủy tỵ nạn LHQ giúp đỡ cung cấp.  Công tác xây cất bệnh viện được hoàn tất sau 2 tháng làm việc ngày đêm. 

Đảo tỵ nạn Pulau Bidong tuy nhỏ, nhưng có được một lực lượng chuyên viên Y tế khá hùng hậu.  Kể từ ngày lập đảo vào tháng 9 năm 1978 đến ngày 21 tháng 2 năm 1980, tổng cộng đã có 152 Bác sĩ đủ các ngành chuyên môn Nội khoa, Ngoại khoa, 20 nữ Hộ sinh Quốc gia, 18 Nha sĩ, 86 Dược sĩ, 100 Y tá lành nghề.

Toàn dân tỵ nạn trên đảo hân hoan trước sự hình thành nhanh chóng của Bệnh viện Sick Bay: Trước kia bệnh nhân cấp cứu cần phải đợi phương tiện chở về nhà thương trên đất liền Terengganu để được điều trị.  Nhưng có khi không thực hiện được, vì không có tàu bè, hoặc do sóng to gió lớn.

Trong thời gian thành lập Bệnh viện Sick Bay, Khối Y tế được sự yểm trợ đắc lực ngày đêm của tàu lle de Lumière trang bị một phòng mổ, một phòng thí nghiệm với 129 giường bệnh thả neo gần đảo Bidong trên 5 tháng. 

Nhóm bác sĩ Pháp trên tàu đã tận tụy chăm sóc thuyền nhân trên đảo, từ bệnh đau ruột dư cấp tính cần giải phẫu khẩn, đến bệnh tâm thần rối loạn sau chuyến vượt biển đầy gian nguy, cướp bóc, hảm hiếp, tàu chìm, xa chồng, mất vợ, mất con …

Những chuyện vượt biển có quá nhiều điều bi thảm, không sao kể xiết! Nhân dịp gặp Bác sĩ Kouchner, tôi có gởi 2 cháu Tôn thất Tử Diễm và Tôn thất Anh Khoa lên tàu lle de Lumière nhờ chăm sóc.  Hai cháu còn quá nhỏ chưa đầy 7 và 2 tuổi, thế mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm, đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ lẫn cha. 

Câu chuyện thật thương tâm: “Sau khi vợ lâm bạo bệnh qua đời, một tháng sau, Bác sĩ Tôn thất Quỳnh Anh đã tìm cách trốn thoát sự kìm kẹp của Cộng Sản trong bệnh viện Quảng Đông, nơi ông đang làm việc, đem hai con xuống Rạch Giá để vượt biển.  bác sĩ và hai con đi trên tàu KG 1170.  Tàu rời Rạch Sỏi mười ngày sau tàu chúng tôi. 

Đến ngày 28 tháng 4 năm 1979, tàu vào vịnh Thái Lan.  Chẳng may bị hư máy.  Đang lênh đênh trên biển cả thì bị Hải tặc bao vây, 8 chiếc tàu cướp hung dữ tấn công ba lần, đụng mạnh hai bên hông tàu cho bể lan can, dùng sức ép cho tàu lắc lư xong nhảy qua dùng vật nhọn uy hiếp, cướp bóc dã man.  Bác sĩ Anh ngất xỉu và chết vì bị nhồi máu cơ tim.

Đến khi tàu lle de Lumière rời đảo, chúng tôi xin Cao Ủy tỵ nạn giúp đỡ, cho người đưa hai cháu về với bà dì ruột ở tiểu ban Utah.  Chúng tôi cũng viết thơ riêng cho hai cháu cầm đi đường, nhờ chuyên viên phi hành chăm sóc trên các chuyến bay.

Lên đảo, cũng như những đồng nghiệp lên trước, anh Vĩnh và tôi tình nguyện gia nhập ngay vào những sinh hoạt Y tế của trại.  Anh Vĩnh được mời vô Hội Đồng Cố Vấn, tôi được cử làm phó trại một thời gian giúp Linh Mục Lê Ngọc Triêu cho đến ngày LM rời đảo đi định cư.

Trong chức vụ Trưởng trại do dân chúng trên đảo bầu lên, tôi đã được sự cộng tác nhiệt thành của các bạn trong và ngoài giới Y khoa.  Đối với đông đảo anh chị em đã tận tụy làm việc tự nguyện tại các khu, các khối, các ban … xin xác nhận nơi đây lòng cảm kích và quí trọng của tôi, nhân danh đồng bào trên đảo Pulau Bidong trong thời gian tôi đại diện. 

Tôi cũng muốn nêu lên lời cám ơn nồng nhiệt đến Bác sĩ Vũ Thanh Vân, phó trưởng trại kiêm Trưởng ban Nhân lực.  Bác sĩ đã xông xáo vào tất cả mọi việc khó khăn, nặng nhọc trên đảo, giữa cơn bão lạnh lùng, hay giữa những buổi trưa hè nóng bức để làm việc hòa mình với nhóm thanh niên thiện chí. 

Bác sĩ đã không quản ngại theo sà lan ra khơi đổ rác hôi hám, để chu toàn công tác thuyền nhân trên đảo đã ủy thác và tin tưởng nơi Bác sĩ.

Ngoài sự đóng góp và giúp đỡ tích cực của Bác sĩ Kouchner và các Bác sĩ Pháp trên tàu lle de Lumière, còn có các toán thiện nguyện đến từ các nước Hoa Kỳ, Tây Đức, phối hợp với các Hội Trăng lưỡi liềm đỏ (Red Crescent Society) tức Hồng thập tự Mã Lai và Hội Hồng thập tự Quốc tế, đã mang lại cho thuyền nhân trên đảo nhiều sự hỗ trợ quí báu cả về hai phương diện vật chất lẫn tinh thần. 

Họ thật sự là những ân nhân của những người tỵ nạn.  Xín quý vị nhận nơi đây lòng quí trọng và biết ơn sâu xa của người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên đường vượt biển của chúng tôi.

Trại tỵ nạn Pulau Bidong có được một sinh hoạt điều hòa, cũng nhờ vào tinh thần đoàn kết, biết tôn trọng luật lệ, thương mến và giúp đỡ lẫn nhau của đa số thuyền nhân trên đảo. Đảo Bidong cũng là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên cho bất cứ thuyền nhân nào đã đến đây.

CHIẾC TÀU MA - Trên bãi trước Bidong, vào khoảng tháng 8 năm 1978, đã có 2 chiếc tàu bằng sắt đầu tiên đến đảo.  tàu bị sóng to đẩy sát vào chân núi làm nghẽn lối đi lên đồi tôn giáo, đồng thời trở thành nút chặn trên đường thoát thủy đổ ra biển.

Nhằm mùa mưa lũ, nước đổ mạnh từ trên đồi cao khu D, khu F xuống ứ đọng các vùng đất thấp khu B, trường sinh ngữ … Nhiều nhà sàn dọc theo đường mương thoát thủy khu A bị ngập nước.  Có trường hợp, sau những trận mưa to liên tiếp, nước đang chảy xiết, một em bé ba tháng không may bị rớt từ một cửa sổ xuống mương.  Nước cuốn em đi nhanh. 

Cha mẹ em và người nhà kịp thời nhảy theo xuống nước và may mắn vớt được em bình an ở cuối căn nhà lối xóm phía dưới dòng cách xa ba thước.

Theo lời yêu cầu của đồng bào trong vùng nước ngập khu C, và sau một cuộc nghiên cứu phối hợp giữa ông James Hart Quản trị Hành chánh đảo Bidong và quí vị trong ban Thoát thủy, văn phòng trại quyết định cho dời hai chiếc tàu đi nơi khác. 

Một chiếc tàu sắt khổng lồ, lớn hơn một chiếc ghe chài lục tỉnh, màu xanh da trời, nằm sâu bên trong và một chiếc tàu khác cũng bằng sắt, màu sơn đen tuyền nằm bên ngoài. 

Tuy kích thước nhỏ nhưng vị trí nằm lại gây cản trở nhiều hơn cho dòng nước chảy từ trên đồi xuống.  Chiếc tàu này là chiếc tàu số 2 đến đảo sau nhiều gian truân chết chóc vì bão táp.

Hôm nay nhằm ngày 9 tháng 11 năm 1979.  Trên bãi trước đảo Bidong, màn đêm đã xuống từ lâu, trời tối đen như mực.  Dưới cơn mưa tầm tã, thanh niên tự nguyện đã đứng đầy trên bãi Tự do, trên cầu Nhân Đạo và chung quanh chiếc tàu sắt đen có số danh TV 148 nằm dưới chân đồi Tôn giáo. 

Suốt ngày, họ đã không quản ngại khó khăn, thay phiên nhau làm việc, lặn lội dưới nước biển, hì hục dùng những phương tiện sẵn có như cuốc, sẻng, xà ben, dao, búa để đào cát, cắt gỡ các chướng ngại vật, lót ván, kê tàu…

Đến giờ phút chót của cuộc thử thách, dưới cơn mưa như trút nước, Bác sĩ Vũ Thanh Vân mình trần lực lưỡng tay cầm loa, xông xáo chạy tới chạy lui, huy động nhóm thanh niên trẻ tuổi mạnh mẻ để dùng thế đẩy con tàu ra khơi.  Bác sĩ Christopher, cô Monica của đoàn Y Tế Tây Đức, Kommandant Samsudin đại diện Task Force, ông Wan thuộc hội Trăng lưởi liềm đỏ Mã lai, cũng có mặt để theo dõi.

Dưới ánh đèn pha sáng choang trên cầu, thanh niên đã dùng dây luộc to đường kính 8 phân, luồn mấy vòng ngang qua thân tàu gần phía sau lái, thắt chặt lại, xong cột thẳng qua xà lan đậu gần bên cầu tàu, rồi từ đó mới nhờ chiếc Vigilant ra sức kéo. 

Phải chật vật lắm mới nhích được chiếc tàu sắt nặng nề, bị lún sâu lâu ngày dưới cát.  Trời càng về khuya, mưa càng lớn, gió thổi lồng lộng.  Cuối cùng dưới sức kéo mạnh của tàu, và sức đẩy của thanh niên, chiếc tàu sắt trườn được xuống nước trong nỗi hân hoan, vỗ tay vang dậy của mọi người đứng xem.

Chiếc tàu được tiếp tục kéo từ từ vòng qua mủi khu C, đến cuối đảo Cá mập đối diện khu F mới cắt dây.  Mọi người đinh ninh tàu sẽ trôi dạt ra khơi gặp sóng to, sẽ chìm sâu xuống biển.

Công việc xong, chúng tôi lần lượt về nhà.  Cùng đi chung một đoạn đường với tôi, có ông Châu văn Kiệt, trong Hội đồng Cố vấn, bác sĩ Vũ Thanh Vân, Trưởng ban Thanh niên, GS Võ văn Dũng, Trưởng khối Thông tin-Giáo dục cùng với ông Phụ tá Đức. 

Đến dốc văn phòng khu B thì gặp một toán thanh niên cũng từ bãi về tới đó, áo quần ướt sũng, vừa đi vừa hát, chuyện trò vui vẻ.  Vào mùa này, đảo Bidong thường có những trận mưa dông tầm tã kéo dài, làm trôi những con ểnh ương to bụng, màu nâu xám từ trên triền núi xuống, bò nhảy lung tung trên đường mòn trơn trợt.

Sáng ngày 10 tháng 11 năm 1979, như thường lệ tôi dậy sớm, chuẩn bị đi một vòng đảo xem sinh hoạt của đồng bào thì nghe có tiếng người lào xào trước ngõ: “Đi xuống cầu tàu Jetty xem chiếc tàu ma chơi! Vừa kéo ra tối hôm qua thì sáng sớm hôm nay lại mò trở về chỗ cũ!”. 

Lấy làm lạ, tôi tháp tùng đi theo.  Cơn mưa đã tạnh và mặt biển còn mờ sương . Thật lạ lùng! Trong sự ngạc nhiên của những người có mặt tối đêm qua, đã chứng kiến tận mắt cảnh kéo chiếc tàu sắt ra khơi xa tưởng đã chìm xuống đáy biển, nào ngờ bây giờ lại thấy nằm lù lù ngay vị trí cũ của nó. 

Ông Wan, gốc Mã Lai đại diện cho hội Trăng lưởi liềm đỏ, há hốc miệng mắt mở to đầy sợ hải tỏ vẻ không tin.  Tôi nhìn đồng hồ mới 4 giờ rưởi sáng.  Điểm lạ là tự chỗ cắt dây trở về đây, tàu phải đi ngược dòng nước và nhất là phải đi vòng mũi khu C góc cạnh, khó khăn, có nhiều đá ngầm và chiếc cầu bằng gỗ vừa mới cất. 

Chiếc tàu kéo ra lại bằng sắt, không có người, không còn máy móc và cũng không còn tay lái.  Vậy mà nó biết đường về! Đồng bào trên đảo đổ xô đến xem.

Ngày hôm sau 11 tháng 11, đợi nước lớn chiếc tàu được kéo ra lần thứ hai.  Và cũng như lần đầu, chiếc tàu không người lái, lại tự động trở về nguyên vị trí cũ.  Cho đến lần thứ ba, sau khi kéo đến cuối đảo Cá mập, cắt bỏ dây dòng thì một hiện tượng lạ lùng đã xảy ra. 

Trời đang êm, nhưng chiếc tàu tự nó từ từ chìm xuống biển, mất dạng.  Có người đi theo chứng kiến, đã nổi da gà khi tường thuật lại! Câu chuyện có vẽ hoang đường, tuy nhiên đã trở thành một đề tài mang tính huyền bí, được dân trên đảo truyền khẩu, xôn xao bàn tán một thời gian dài. .

Ông Hoàng văn Lộc người Huế, tánh tình thuần hậu, theo đạo Phật đi tàu KG 0783 số thứ tự 403, đến đảo ngày 15 tháng 5 năm 1979, được đồng bào trên đảo tín nhiệm, ủy thác cho ông lo việc cúng tế, cầu siêu cho những thuyền nhân xấu số thiệt mạng trên chiếc tàu vượt biển TV 148. 

Có những buổi lễ được tổ chức thật trang nghiêm liên tục trong ba ngày, và một cái miếu nhỏ được ông cho dựng lên trên mõm đá gần vị trí chiếc tàu, dưới chân đồi Tôn giáo. 

Miếu thờ vừa dựng xong, bà con trên đảo đến nhang khói nghi ngút trông thật ấm lòng và sau đó không lâu cả gia đình đông người của ông được giấy gọi của Cao ủy trình diện, phỏng vấn để đi định cư.  Người trên đảo cho là ông làm việc nghĩa nên được vong linh người đã khuất phù hộ.

Ngoài ngôi miếu thờ chiếc tàu ra, trước cửa bệnh viện Sick Bay, dưới gốc một cây dừa, còn có một cái miếu nhỏ khác, được dựng lên vào khoảng cuối năm 1978 để thờ một thuyền nhân đầu tiên bị nạn khi lên đảo.  Vừa đến bờ, mừng quá ông vội quỳ ngay xuống cầu nguyện, cám ơn Trời Đất, không may bị một trái dừa rơi trúng đầu ngã ra bất tỉnh.

TÌNH TRẠNG Y TẾ TRÊN ĐẢO BIDONG - Từ ngày hoang đảo Pulau Bidong được Chánh quyền Mã Lai và Liên Hiệp quốc mở cửa tiếp nhận thuyền nhân, vào tháng 8 năm 1978, số người tỵ nạn trên đảo càng ngày càng đông, ngoài sự ước lượng lúc ban đầu của LHQ.  Kể từ tháng tư năm 1979 với số tàu vượt biển ồ ạt tới Bidong, dân số trên đảo có lúc tăng vọt 46. 000 người. 

Với một đội ngũ hùng hậu 152 bác sĩ VN kinh nghiệm thuộc đủ các ngành chuyên môn Nội khoa, Ngoại khoa, 20 Nữ hộ sinh Quốc gia, 18 Nha sĩ, 86 Dược sĩ, 100 Y tá lành nghề, bệnh viện trên bãi biển Sick Bay đã bắt tay hoạt động được ngay không thua kém bất cứ một nhà thương lớn nào trong miền Nam trước đây, và là một niềm hãnh diện cho toàn thể dân chúng trên đảo. 

Thỉnh thoảng có nhân viên Mã Lai trên đất liền nghe tiếng, đã qua đảo nhờ bệnh viện chữa trị.  Số dân trên đảo sống chen chúc trong 7 khu vực, nơi nào cũng có trạm y tế, với đầy đủ bác sĩ để tổ chức trực gác, chăm sóc ngày đêm.  Bác sĩ vừa đến đảo đã tình nguyện ngay vào các công tác điều trị cho dân chúng tại các trạm y tế.

Bệnh nặng trên đảo bây giờ được chữa trị kỹ lưỡng tại chỗ, sau khi tàu lle de Lumière rời Bidong để tiếp tục tìm vớt thuyền nhân trên biển Đông. Bây giờ, việc chuyển bệnh nhân từ đảo vô đất liền như trước kia cũng ít xảy ra. 

Chỉ có một trường hợp bệnh nhân uống nhầm rượu Méthanol quá liều, bị suy thận cấp tính, định đưa sang đất liền lọc máu vì nhà thương Sick Bay không có trang bị máy lọc, nhưng do sóng to gió lớn, thuyền bè không di chuyển được nên bệnh nhân phải nằm chết trên đảo.

Miền Nam Việt Nam có khoảng 3. 000 bác sĩ.  Một số lớn đã rời bỏ đất nước ra đi.  Một số còn kẹt lại và một số đã chết vì suy dinh dưỡng, do đói kém đày ải trong các trại tù tập trung từ Nam ra Bắc, mà Cộng Sản màu mè đặt tên là trại Học tập cải tạo.  Chưa kể đến các thành phần ưu tú khác như Giáo sư các ngành nghề, kỹ sư, chuyên viên Khoa học kỹ thuật, …

Thúc đẩy bởi một cuộc chiến tranh xâm lăng, cốt nhục tương tàn, lấy thân xác thanh niên làm bia thử nghiệm vũ khí của ngoại bang, Cộng Sản Bắc Việt với lập trường vô sản, căm thù, khinh rẻ và xem thường trí thức …

“Đào tận gốc và móc tận ngọn”, “Hồng trước rồi mới chuyên sau”, đã phí phạm biết bao nhiêu là “chất xám”, bức hại những thành phần ưu tú của xã hội, mà đất nước đã mất một thời gian khá lâu để đào tạo. 

Cộng Sản không nhìn thấy được bài học sau đệ nhị thế chiến, các nước thắng trận “khôn ngoan” chỉ tranh nhau cho được những nhà bác học lừng danh nước Đức.  Các nước tiên tiến trên thế giới đều trọng dụng nhân tài trí thức vì đó là những viên ngọc quí, nồng cốt để xây dựng và phát triển xứ sở …

Trại tỵ nạn Pulau Bidong còn gởi Bác sĩ đến làm việc tại các trại tỵ nạn khác như Kota Baru theo yêu cầu của cơ quan MRCS.

https://svqy.org/2017/5-2017/doiysi/doiysi25.html




Sau khi bài viết về chân dung được cho là của vua Quang Trung qua bức vẽ của hai họa gia đời nhà Thanh khi vua sang Trung Hoa năm Canh Tuất (1790) gây ra nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đưa ra những kiến giải xoay quanh câu chuyện này.

Lâu nay hình tượng vua Quang Trung luôn toát lên sự rắn rỏi, kiêu hùng của một dũng tướng - Trong sách sử Việt Nam, hình tượng vua Quang Trung – huyền thoại của dân tộc là một dũng tướng, giỏi tài thao lược, đánh giặc "giòn" như chẻ tre.

Nói như nhà nghiên cứu Lê Nguyễn tại TP.HCM: “Từ lâu nay ở cả hai miền Nam - Bắc, hình tượng vua Quang Trung được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tượng, tranh vẽ, tiền giấy… tất cả toát lên sự rắn rỏi, kiêu hùng của một dũng tướng.

Vì thế, khi nhìn thấy bức chân dung được cho là của vua Quang Trung do họa sĩ nhà Thanh vẽ, cảm giác chung của công chúng đa phần đều hụt hẫng, giữa một bên là hình ảnh kiêu hùng được vẽ theo trí tưởng tượng của các họa sĩ để tưởng nhớ, tôn thờ một anh hùng dân tộc, một bên là chân dung được cho là của họa sĩ nhà Thanh, vẽ theo thủ pháp hội họa của thế kỷ 18 tại Trung Hoa”.

Vì vậy, cơ sở nào để một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là vua Quang Trung và việc nhận diện chân dung thật cũng từng làm "đau đầu" các nhà sử học Việt Nam.

Chân dung 'gây choáng' của vua Quang Trung qua những kiến giải từ tư liệu lịch sử - Bức tranh Thập toàn phu tảo vẽ vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ kiến vua Càn Long.

Những kiến giải về chân dung gây tranh cãi của vua Quang Trung - Trong cuốn Đi tìm chân dung vua Quang Trung (do NXB Tổng hợp TP.HCM) vừa ấn hành, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính cho rằng có những đặc điểm đáng ghi nhận: “Theo hình vẽ đã nêu, vua Quang Trung đội mũ xung thiên là mũ của vua chúa nước ta thời đó.

Ngay bên bức chân dung là bài thơ ngự chế (và cũng là ngự bút) của vua Càn Long, khi vua Quang Trung vào bệ kiến, thi hành lễ “bão kiến thỉnh an” ngày 11 tháng bảy năm Canh Tuất (1790), với hai dấu ngọc tỉ ngay chính giữa theo bề ngang, một trên một dưới. Chếch bên trái còn một dấu thứ ba là dấu Thái thượng hoàng đóng sau này khi vua Càn Long đã nhượng đế để xác nhận đây là tranh được treo trong bảo tàng riêng của vua cha”.

Đối chiếu với các nguồn tư liệu khác nhau, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính phát hiện: “Ngọc tỉ đóng ngay chính giữa trên đầu bức tranh là Bát trưng mạo niệm chi bảo.

Quả ấn được khắc năm Canh Tuất để đánh đấu Đại khánh vua Càn Long đúng 80 tuổi, cũng là năm vua Quang Trung sang dự lễ. Con dấu thứ hai là nằm chếch sang bên trái là ngọc tỉ Thái thượng Hoàng đế chi bảo được khắc khi vua Càn Long nhường ngôi cho Vĩnh Diễm lên làm Thái thượng Hoàng năm 1796.

Con dấu thứ 3 ở trên cùng nhận ra được là ngọc tỉ Ngũ phúc ngũ đại đường cổ hi thiên tử bảo đều là những bảo vật riêng của vua Càn Long coi như dấu ấn cuối đời”.
Chân dung 'gây choáng' của vua Quang Trung qua những kiến giải từ tư liệu lịch sử - ảnh 2

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính cho rằng hình vẽ vua Quang Trung đội mũ xung thiên là mũ của vua chúa nước ta thời đó. Ngay bên bức chân dung là bài thơ ngự chế (và cũng là ngự bút) của vua Càn Long, khi vua Quang Trung vào bệ kiến, thi hành lễ “bão kiến thỉnh an” ngày 11 tháng bảy năm Canh Tuất (1790) với hai dấu ngọc tỉ ngay chính giữa theo bề ngang, một trên một dưới

Về bài thơ ở phía trên bức chân dung, theo tác giả cuốn sách thì đúng thông lệ, khi vẽ những hình đại thần, tướng lĩnh để treo trong Tử Quang Các, vua Càn Long thường tự để một đoạn văn khen ngợi hay một bài thơ. Riêng trên bức tranh này, ông dùng ngay bài thơ Hoàng đế làm khi vua Quang Trung vào bệ kiến lần đầu, hành lễ “bão kiến thỉnh an”.

Bài thơ được tác giả Nguyễn Duy Chính dịch nghĩa như sau: "Kẻ phiên thuộc ở ngoài đến chúc thọ trong khi đang đi tuần/Mới gặp lần đầu mà như người thân đã biết từ lâu/Từ xưa đến nay chưa từng nghe người ở Tượng quốc đến/Việc triều trước đòi người vàng thật là đáng khinh".

Còn theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn: "Khi ấy vua Càn Long cũng đã 80 tuổi nên cuộc gặp gỡ của hai ông vua rất thân tình. Nhờ đó mà sau chuyến đi của Quang Trung - Nguyễn Huệ, việc bang giao, mở cửa làm ăn với Trung Hoa rất thuận lợi, mở ra một giai đoạn mới vô cùng thuận lợi trong mối quan hệ với phương Bắc".

Chân dung 'gây choáng' của vua Quang Trung qua những kiến giải từ tư liệu lịch sử - Hình ảnh Quang Trung trong sách vở lâu nay vô cùng oai phong lẫm liệt trong trận mạc

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính cho biết thêm: "Một người có mặt trong đoàn của ta là Phan Huy Ích (39 tuổi) cũng mang về một bức truyền thần (nay đã thất lạc) được in lại trên bìa quyển Chinh phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn".

Chân dung 'gây choáng' của vua Quang Trung qua những kiến giải từ tư liệu lịch sử - Phan Huy Ích năm 39 tuổi trong phái đoàn sang Trung Hoa năm 1790 in trên bìa sách Chinh phụ ngâm bị khảo

Vậy bức tranh được vẽ khi nào? Căn cứ vào Thanh cung Nội vụ phủ Tạo biện xứ đáng án tổng hối (trang 30-34) thì công việc thực hiện khoảng từ ngày 20 tháng tám năm Canh Tuất đến khoảng 13 tháng mười cùng năm.

Ngày 20 tháng tám chính là ngày vua Quang Trung tâu với vua Thanh xin từ biệt về nước và do không kịp nên dịch trạm đuổi theo và trao bức tranh khi phái đoàn ta về tới Nam Quan.

Sở dĩ biết được chi tiết thú vị này, là nhờ vào lá thư của vua Quang Trung gởi Phúc An Khang (một quan dưới thời vua Càn Long) trên đường đi.

Bức thư có đoạn viết: “Đại hoàng đế nghĩ xuống đường sá xa xôi gởi ban cho một hộp bánh sữa, một hộp mức trái cây và một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này” (Phan Huy Ích, Dụ am văn tập).

 Như vậy, có thể thấy vua Quang Trung đã từng nhận, xem và có hồi âm về bức tranh của nhà Thanh vẽ "dung nhan quê mùa" của mình.

https://thanhnien.vn/van-hoa/chan-dung-gay-choang-cua-vua-quang-trung-qua-nhung-kien-giai-tu-tu-lieu-lich-su-1199217.html




Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Đôi nét lịch sử - Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc.

Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn.

Vào đầu thế kỷ XX, vua Khải Định đã chọn ngày này (mồng 2 tháng Năm âm lịch) làm ngày quốc khánh của nước Đại Nam, đặt tên là ngày Hưng quốc khánh niệm. Những ai ở lứa tuổi trên 70 ở Trung kỳ, từng cắp sách đến trường có thể còn nhớ đôi chút về ngày này, nhất là ở Huế. Đó là ngày mừng đất nước thống nhất.

Niên hiệu Gia Long bao hàm trong ý nghĩa đó – vua muốn nói ông là người đã đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành để thống nhất đất nước (Võ Hương-An, Thăng Long và Gia Long).

Ngay sau khi chiếm lại Phú Xuân và trong khi vua Cảnh Thịnh của Tây Sơn đang còn làm chủ ở miền Bắc thì Nguyễn Vương đã cho “Phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ” (Thực lục I, tr.473).

Sau khi chiếm được Bắc Hà, bắt được trọn gói vua tôi, anh em vua Cảnh Thịnh, hoàn thành cuộc thống nhất đất nước từ Nam chí Bắc, vua Gia Long khải hoàn về kinh.

Ngày Giáp Tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 (7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802) vua đem tù binh ra làm lễ hiến phù ở Thái Miếu. Hiến phù là lễ trình diện tù binh trước bàn thờ tổ tiên, và Thái Miếu là nơi thờ 9 đời chúa Nguyễn.

Sau lễ, “Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản [vua Cảnh Thịnh] và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ [bài vị] của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại [Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình, sau gọi là Võ Khố] (năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi).

Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài” (Thực lục I, tr.531).

Trong chiếu bố cáo cho toàn dân được rõ về lễ hiến phù ngày 7 háng 11 Nhâm tuất, có câu mở đầu: “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” và kết thúc bằng câu “Nhạc Huệ trời đã giết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân” (Thực lục I, tr.532,533).

Theo tài liệu của Bissachère, trước khi nhận lãnh cái chết thảm khốc, anh em vua Cảnh Thịnh còn bị bắt phải chứng kiến cảnh lính tráng tiểu tiện vào sọt đựng hài cốt của cha (Nguyễn Huệ) và bác (Nguyễn Nhạc) (theo hồi ký của Bissachère) trước khi hài cốt bị đem “giã nát rồi vất đi”.

Phẩm bình của lịch sử - Tại miền Nam trước 1975, có hai bộ thông sử tiếng Việt thông dụng là Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn.

Viết về vua Gia Long, cả hai bộ sử đều giống nhau ở một điểm: có phê phán sự hẹp lượng của vua Gia Long qua việc giết hại công thần (vụ án Nguyễn Văn Thành và vụ án Đặng Trần Thường), có kể rõ việc hành hình trả thù Tây Sơn nhưng hoàn toàn không bình luận, phê phán gì đến sự “quá tay” trong việc này. Tại sao?

Hoa Bằng, tác giả Quang Trung, Anh hùng dân tộc (Nxb Bốn Phương, Saigon, 1953) khi kết luận thiên biên khảo đầu tiên bằng tiếng Việt về đề tài này đã ngậm ngùi viết: “Vậy mà Nã Phá Luân [Napoléon I] được gởi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau hoài niệm, viếng thăm; còn Quang Trung: mả phải đào, xương phải tán, dòng dõi bị chu di, sự nghiệp liệt liệt oanh oanh gói tròn trong một chữ ‘Ngụy’”.

Nhà viết sử Trần Gia Phụng trong Nhà Tây Sơn (Nxb Non Nước, Toronto, 2005) cũng đã có lời bình phẩm nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc: “Cuộc trả thù được vua Gia Long xem là ‘nghĩa lớn Kinh Xuân Thu’ nhưng hành hạ di cốt địch thủ trước mắt con cái họ trái hẳn với đạo lý cổ truyền của dân tộc” (tr.240).

Phê bình mạnh tay, mạnh mẽ hơn có Quách Giao: Nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt. Quật mả Vua Thái Ðức, Vua Quang Trung, chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn đến thế, Nguyễn Phúc Ánh chưa cho là đủ, còn truyền đào mồ mả của cha ông hai nhà anh hùng áo vải và của những người đã theo nhà Tây Sơn và đã chết trước khi non sông đổi chủ.

Còn đối với Nhà Tây Sơn thì Nguyễn Phúc Ánh chém tất cả dòng họ, từ Vua Bửu Hưng [Cảnh Thịnh], cho tới một em bé mới sanh mà đã lọt vào ngục thất. Lại truyền đào mả Vua Thái Ðức và Vua Quang Trung, nghiền xương đổ xuống bể. Còn sọ thì đem xiềng nơi ngục thất trong Hoàng Cung để làm lọ đi tiểu.

Ðể nhổ cỏ cho sạch gốc, Nguyễn Phúc Ánh sức mọi nơi truy tầm những bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn, và những Tướng Tá của Tây Sơn còn trốn tránh nơi sơn dã. Hai người con Vua Thái Ðức là Văn Ðức, Văn Lương và cháu nội, con Nguyễn Bảo, là Văn Ðẩu, nương náu nơi Mộ Ðiểu, vùng An Khê.

Vua tôi Nhà Nguyễn biết nhưng sợ người Thượng, không dám đến bắt. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 12 (1832) thấy tình thế đã yên, ba chú cháu mới đem nhau về thăm quê cũ ở Kiên Mỹ. Bọn bất lương đi mật báo. Quân Nhà Nguyễn đến vây bắt giải về Phú Xuân giết chết.

Ngót 150 năm, Nhà Nguyễn cố làm cho người người quên Nhà Tây Sơn. Những người yêu nước vẫn luôn nhớ đến Nhà Tây Sơn, ngọn bút yêu nước vẫn chép đi chép lại, vẫn tìm tòi trong nơi khuất tịch những tài liệu còn dấu cất, để viết về Nhà Tây Sơn.

Và tiếng Anh hùng Áo Vải, Anh Hùng Dân Tộc mãi còn vang, khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, trên đất nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc. Còn Nhà Nguyễn đã làm được gì?

Có người bảo rằng đã thống nhất Bắc Nam. Ðó là quên rằng chính Nhà Tây Sơn đã thống nhất Bắc Nam, rồi Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm trên tay Ðông Ðịnh Vương và Cảnh Thịnh. Sau bao phen bể nổi dâu chìm Nhà Nguyễn còn để lại tiếng Rước voi, cõng rắn.

Trăm năm bia đá thời mòn

Ghìn năm bia miệng mãi còn trơ trơ.

Trong văn hóa phương Tây, đánh nhau là đánh nhau nhưng không có chuyện trả thù kẻ chiến bại một cách tàn nhẫn, nhất là đối với người đã chết. Do đó, khi bắt gặp hành động “dã man” này của vua Gia Long, Stanley Karnow, tác giả tiếng tăm bộ sử VietNam, A History (Penguin Book, 1984) đã viết:

“Ông ta tỏ ra chẳng khoan dung chút nào đối với kẻ thù đã chiến bại, dù đã chết hay còn sống. Binh sĩ của ông đã quật xương cốt của một cặp vợ chồng cầm đầu Tây Sơn đã chết [Nguyễn Huệ], tiểu tiện vào xương cốt đó trước sự chứng kiến của con cái họ và những người này sau đó tay chân bị trói vào 4 con voi và xé nát.”

Nếu Nhà Tây Sơn không có Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thắng quân Thanh và quân Xiêm vang dội trong lịch sử thì hành động “vì 9 đời mà trả thù” của vua Gia Long chưa chắc đã bị búa rìu dư luận nhiều như đã xảy ra.

Ngoài việc ghi chép khá rõ ràng của Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn thì hồi ký sống động của giáo sĩ De la Bissachère về việc hành hình trả thù của vua Gia Long đối với anh em và vua tôi Cảnh Thịnh (2), đã gây tác động tâm lý không nhỏ trong giới sử học Đông Tây (Thực ra ông này không chứng kiến cuộc hành hình mà chỉ nghe ai đó kể lại).

Thử đi vào mạng lưới toàn cầu, gõ mấy từ khóa như Gia Long, Tây Sơn, Nguyễn Huệ, thì tha hồ đọc công luận phẩm bình, đa số đều chê Gia Long về việc này. Điều này cũng dễ hiễu thôi vì hào quang chiến thắng quân Xiêm và quân Thanh của vua Quang Trung rực rỡ quá, đã che mất sự thật thê thảm ở bên trong.

Thêm vào đó, với mấy chục năm lịch sử triều Nguyễn do Gia Long khai sáng, đã bị miệt thị thậm tệ, đã ảnh hưởng không ít trên sự nhận thức của người đọc, nhất là giới trẻ. Mặc dầu ngày nay gió đã đổi chiều, đã bắt đầu có sự chuyển biến trong nhận thức về sự nghiệp của Nhà Nguyễn (3) nhưng không thiếu chi người vẫn tư duy trong nếp cũ.

Câu hỏi đặt ra - Các sách sử Việt Nam viết về hành vi “tàn ác” trả thù Tây Sơn của vua Gia Long đều lấy tài liệu từ các bộ chánh sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thục lục đệ nhất kỷ, Đại Nam Liệt Truyện ), trước khi biết đến các chi tiết khác do nguồn sử liệu Tây phương cung cấp.

Sử thần Nhà Nguyễn trong Quốc Sử Quán đã không giấu diếm gì cả, viết trắng chuyện này ra cho hậu thế cùng biết, người sau chỉ lặp lại, chỉ thêm lời bình phẩm nặng nể mà không có bớt.

Riêng người viết, trong niềm ngưỡng mộ chiến thắng oanh liệt hào hùng của vua Quang Trung trước quân Xiêm và quân Thanh xâm lăng, ban đầu thì cũng đồng ý với những bình phẩm chê trách hành động của vua Gia Long đối với Tây Sơn là thái quá, tàn nhẫn, nhưng sau đó, khi được biết những nguồn tin khác, không khỏi đắn đo tự hỏi và tìm lời giải đáp.

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4) .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia.

Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời” (Thực lục I, tr.508).

Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).

Ai cũng biết La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, được coi như một Gia Cát Lượng của vua Quang Trung, một cố vấn tối cao, được vua quan trên dưới đều kính nể (4 lần vua khẩn khoản mời ra giúp, cuối cùng nhận chức Viện trưởng Viện Sùng Chính năm 1790, giúp vua chấn chỉnh việc giáo dục, văn hóa, giúp vua chọn đất Nghệ An làm Phượng Hoàng trung đô…).

Khi Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân, ông đang ở Huế giúp vua Cảnh Thịnh nhưng không chạy theo khi vua đào thoát (hay chạy theo không kịp?) và dường như không bị bị bắt mà chỉ quản thúc tại gia, dù phía Nguyễn Vương biết rõ lý lịch, sau đó Nguyễn Vương đã ra lệnh:

“Thả xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp về. Thiếp là người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, đậu Hương tiến đời Lê, làm quan huyện Thanh Chương, bỏ quan về nhà. Khi nhà Lê mất, theo lời mời của Nguyễn Quang Toản mà ở lại Phú Xuân.

Tới nay vào yết kiến, xin trở về làng. Vua [Nguyễn Vương] dụ rằng ‘Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy.

Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta.’ [người viết in đậm]. Bèn sai quan quân đưa về” (Thực lục I,tr.445).

Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê.



Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẽ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẽ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544).


Những chứng dẫn nho nhỏ đó cho thấy vua Gia Long là con người phải chăng, tùy theo người, theo trường hợp mà có quyết định tha hay phạt, chứ không phải bạ đâu giết đó, thà giết lầm hơn bỏ sót. Vậy tại sao giết Tây Sơn chưa đủ, phải hành hạ mới hả, kể cả nắm xương khô. Thù chi mà dữ vậy?

Sự thật là đây - Về chuyện vua Gia Long trả thù Tây Sơn, nhà viết sử Trần Gia Phụng đã đi xa hơn các học giả đi trước khi lần đầu tiên ông phân tích chính xác rằng:

“Không kể cá nhân ông bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì ba việc chính: thứ nhất, năm 1777 Định Vương Nguyễn Phúc Thuần [chú ruột vua Gia Long], Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương [em chú bác ruột] và Nguyễn Phúc Đồng [anh ruột] bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Thứ nhì, hai người em [ruột] của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn năm 1783.

Thứ ba, vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790” (Việt Sử Đại Cương, Tập 2, tr.445).

Chừng đó nợ máu nghe đã nặng (5 người cật ruột), nhất là món nợ thứ 3, nhẹ vật chất mà nặng tâm linh và đạo đức, ít người biết. Nhưng kể vậy cũng chưa đủ.

Khi đọc câu mở đầu của chiếu bố cáo lễ hiến phù: “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” (5) (Thực lục I, tr.532) tôi không khỏi mỉm cười một mình với ý nghĩ: thiệt mấy ông đời xưa văn chương lớn lối quá, cái chi cũng lôi điển tích với sách vở ra, tô vẽ cho long trọng. Nhưng sau đó, khi đọc kỹ Thực lục mới biết mấy chữ vì 9 đời mà trả thù mang một ý nghĩa rất thực, rất cụ thể, bên cạnh màu sắc điển tích văn chương tô điểm.

Ngày 13/6/1801, Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô Phú Xuân, nơi ông đã vội vã ra đi khi mới 13 tuổi (ta), và ròng rã 27 năm mơ ước được trở về. Tuy đã làm chủ được Phú Xuân nhưng lực lượng hùng hậu của Tây Sơn Cảnh Thịnh vẫn còn ở bên kia lũy Trường Dục (Quảng Bình), vậy mà đến đầu tháng 8 năm đó đã lo sửa sang lăng mộ tổ tiên và cấp tốc hoàn tất ngay trong tháng.

Sao việc này lại làm gấp rút còn hơn cả công tác sửa sang thành trì, xây đồn đắp luỹ để phòng chống Tây Sơn? Xin đọc kỹ đoạn ghi chép của Thực lục sau đây, có thể thấy được lý do thúc đẩy (những chữ in đậm là do người viết, chữ ghi giữa hai ngoặc đứng [x] là chú giải của người viết):

“Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng. Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó.

Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy.

Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng.

Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên.

Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả.

Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho” (Thực lục I, tr.466).

Gạt ra ngoài những chi tiết hoa lá cành như hai con cọp trong bụi rậm nhảy ra, đang đào mả thì nhà cháy, v.v., đoạn sử ngắn ngủi do Thực lục ghi lại tiết lộ hai điều quan trọng mà ít người biết đến hoặc biết mà vì một lý do nào đó đã lơ đi hoặc chỉ phớt nhẹ nói qua:

Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông. Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.

Đây là 8 đời chúa Nguyễn:

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);
Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);

Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tính sổ.

Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cộng lại. Không có sự nghiệp này thì hậu thế ngày nay lấy chi để khoe với thế giới rằng “nước ta hình cong như chữ S” với “rừng vàng biển bạc”?!

Thứ hai: Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông.

Ông Nguyễn Phúc Côn là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu!

Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết thêm một chi tiết khác:

“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế.

Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người)” (tr.193).

Thực lục có nói khi Nguyễn Ngọc Huyên chết thì được lập đền thờ và phong làm An Ninh bá. Ở thượng lưu sông Hương có một ngôi miếu, tục gọi là miếu Ông Chài, chính là miếu ông Huyên vậy.

Trong văn hóa Việt Nam, phận làm con cháu là phải lo gìn giữ mồ mả tiên tổ cha ông. Do đó chúng ta thông cảm với vua Gia Long chỉ trong 2 tháng sau khi tái chiếm Phú Xuân đã vội vã hoàn tất việc tu sửa lăng mộ bởi khi đã biết tình trạng lăng mộ bị phá tanh banh thê thảm như thế thì không một ai có thể chờ đợi được nữa.

Trong lịch sử Việt Nam, việc tranh giành quyền lực dẫn đến những hành động giết hại nhau tàn nhẫn không phải là hiếm. Điển hình, để cướp ngôi nhà Lý, Trần Thủ Độ không ngần ngại dồn Lý Huệ Tông vào chỗ chết, với ý đồ nhổ cỏ tận gốc, mặc dù Huệ Tông đã biết thân phận, bỏ ngai vàng, vào tu ở chùa Chân Giáo. Đã thế, Trần Thủ Độ còn bày mưu sập bẫy tôn thất Nhà Lý chôn sống trọn gói (may mà Hoàng tử Lý Long Tường nhanh chân thoát qua tị nạn ở Cao Ly, trở thành thuỷ tổ họ Lý của xứ Đại Hàn ngày nay).

Nhưng có lẽ trong cuộc tranh chấp quyền lực chưa có ai trong lịch sử phải trả cái giá 5 mạng người ruột thịt và 9 ngôi mộ cha ông tiên tổ tanh banh với xương cốt không biết đâu tìm như trường hợp vua Gia Long trong khi đối đầu với Tây Sơn để phục hồi cơ nghiệp của ông cha đã tốn công xây dựng.

Ở đời, có vay thì có trả. Nợ nào cũng có tính lãi suất, chỉ có khác là nặng hay nhẹ, không hình thức này cũng hình thức khác. Nếu Quang Trung Nguyễn Huệ không tạo nhân ác thì có thể đã không gặp quả ác. Hận thù luôn luôn vẫy gọi thù hận là chuyện thường của thế gian, huống chi lại có yếu tố tranh giành quyền lực trong đó, tham lam và sân hận hẳn phải bốc lên ngùn ngụt.

Phải chăng nên thử tự đặt mình vào địa vị của vua Gia Long để có nhiều thông cảm và có lời phẩm bình phải chăng hơn.

Một vài cảm nghĩ - Là hậu thế, có lẽ không mấy ai vui khi biết sự thật của tấn thảm kịch Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Gia Long. Cả hai, đối với chúng ta, đều có chỗ đáng tôn vinh lẫn chỗ bất cập. Riêng ngưởi viết, từ tấn thảm kịch lịch sử này, học hỏi được một đôi điều, xin gọi là chia sẻ.

1/ Qua việc điện thư của bạn bè và thân hữu gởi đến tới tấp kèm chuyện “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ, tôi nhận ra rằng té ra loại “lịch sử tiểu thuyết” dễ đi vào lòng người hơn là chính sử khô khan. Đồng ý khi tiểu thuyết hóa lịch sử thì tha hồ cho trí tưởng tượng vẽ vời nhưng cái căn bản của nó xin đừng đổi trắng thay đen.

Thực lục ghi rõ vụ hành hình vua tôi anh em Cảnh Thịnh diễn ra ngày giáp tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 tức ngày 7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802. Làm chi có ngày Vu Lan trong đó? Có lẽ tác giả muốn gây ấn tượng cho ngưởi đọc về sự tàn ác khó dung tha của vua Gia Long nên mới lựa một ngày như thế.

Tội nghiệp cho vua! Vua chỉ dự lễ hiến phù, không dự cuộc hành hình, chỉ sai quan thi hành, nên cuộc đối thoại tay đôi giữa vua và bà Bùi Thị Xuân cũng chỉ là cơ hội bày ra để mạt sát thoải mái. Tội nghiệp.

2/ Việc cải táng mộ ông Nguyễn Phúc Côn có thể hiểu được, vì tìm được hài cốt và hài cốt này đã được vua Gia Long xác tín rằng đó là di cốt của người đã sinh thành ra ông. Nhưng với 8 chúa thì sao? Sử nói Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên.

Đồng ý là xây lên cao, làm cho to lớn đẹp đẽ hơn xưa, nhưng hài cốt không tìm thấy thì chôn cái gì trong đó? Chẳng lẽ chỉ là một ngôi mộ trống không? Một cái mả gió?

Trong một dịp về thăm Huế sau 7 năm “đi học làm người tốt” (!), tôi được biết sau năm 1975, do đói quá, người ta đã làm bậy. Việc đào trộm mồ mả lăng tẩm giới quyền quí đã xảy ra với ý đồ tìm vàng bạc châu báu tùy táng.

Người bạn kể cho nghe (tôi chưa có cơ hội kiểm chứng) khi cụ Vương Hồng Sển, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng của Miền Nam, biết được kẻ gian đã kiếm được nữ trang trong lăng Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức) và đem bán thì cụ đã kêu trời.

Dưới cái nhìn cơm áo của kẻ trộm, đó là vàng, tính theo thời giá của chỉ và lượng. Dưới cái nhìn của cụ Vương, đó là đổ cổ vô giá của quốc gia! Nhưng đó không phải là chi tiết tôi quan tâm, vì bảo vật quốc gia người ta bán ra nước ngoài nhiều rồi.

Chi tiết lý thú mà tôi nghe được đã giúp tôi hiểu biết thêm và lý giải thắc mắc nêu trên. Chi tiết đó là, bọn kẻ trộm, khi đào đến quan tài của một ông chúa nào đó đã không thấy hài cốt mà chỉ thấy hình người ta bằng gỗ! Điều này xác nhận giả thiết mà tôi đã nghĩ trong đầu nhưng không biết cách nào để kiểm chứng, ấy là tục chiêu hồn nạp táng.

“Chiêu hồn nạp táng” là gì? “Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: “Chiêu hồn nạp táng”. Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối hay do thú dữ vồ… không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường.

Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có địa phương dùng mùn đào ở giữa ngã tư đường cái.

Hình nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu mình chân tay là được (vì đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của hình nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành.

Trên hình nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình nhân. Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.

3/ Hình như có một nhà tư tưởng nào đó đã nói: “Làm thầy thuốc lầm thì chết một người; làm thầy địa lý lầm thì giết một họ; làm chính trị lầm thì giết một nước, làm làm văn hóa lầm giết cả một đời”.

Dưới ảnh hưởng của môn phong thủy Trung Hoa, người Việt từ vua cho chí dân đều tin rằng âm phần tổ tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh và tương lai của con cháu.

Bởi vậy ai cũng mong muốn tìm cho được một huyệt mả tốt để được kết phát, để con cháu được hưởng phước vinh hoa phú quí dài lâu. Bởi vậy, để tận diệt kẻ thù không gì bằng triệt long mạch, phá huyệt mộ, đào mả cha ông nhà người ta lên.

Làm thế thì chắc chắn con cháu không thể nào ngóc đầu lên được, lấy gì mà chống trả. Quang Trung Nguyễn Huệ, ngoài việc sử dụng binh lực đánh Nguyễn Vương chạy dài ra biển, trốn qua đến Xiêm La hai lần, vẫn không quên sử dụng chiêu thức này để hỗ trợ.

Và để cho chắc ăn, thà phá lầm hơn bỏ sót, đã không những quật mồ thân sinh vua Gia Long là huyết thống trực hệ mà còn quật mồ cả 8 đời chúa Nguyễn xa lắc. Thật là một sự tính toán chu đáo.

Tuy toan tính chu đáo như vậy nhưng Nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ chỉ tồn tại có 14 năm (1788-1802, 1788 là năm vua Quang Trung đăng quang trước khi ra Bắc phá quân Thanh), trong khi Nguyễn Vương, mặc dầu bị đánh trúng tử huyệt (theo quan niệm phong thủy) nhưng sau 25 năm bền bĩ chiến đấu nhọc nhằn, đã thống nhất đất nước, phục hưng được cơ nghiệp tổ tiên, lập ra triều đại mới, tồn tại 143 năm (1802-1945).

Vậy là thế nào? Chẳng lẽ phong thủy hoàn tòan là một thứ tin mê tín dị đoan? Không, không thể vì vậy mà kết luận phong thủy một cách hồ đổ như thế được. Cái nước Mỹ của khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới này cũng đang chạy theo Feng Shui (Phong thủy) của nền văn minh cổ Trung Hoa, có thua chi Việt Nam xưa và nay đâu, có điều họ chú trọng đến dương cơ hơn âm phần.

Như vậy phải có một yếu tố gì khác làm cho độc chiêu do vua Quang Trung phát ra đã không có hiệu quả. Tôi chợt nhớ đến chữ Đức trong câu ca dao: Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời về sau.

Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó!

Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế?

Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt.

Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).

Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi.

Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo. Theo thiển ý, có lẽ hiểu theo cách này mới giải thích được chỗ bất cập của phong thuỷ. Chú thích:

(1) Mãi đến mùa hạ năm 1806 (Bính Dần) vua mới chính thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hoà.

(2) Có thể xem: La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine, hồi ký của Bissachère viết năm 1807 do Charles B. Maybon biên tập và xuất bản năm 1920, từ trang 118 đến trang 120 trong http://www.archive.org/stream/larelationsurlet00labi#page/n1/mode/2up

(3) Ngày 18 và 19/10/2008 tại Thanh Hóa có một cuộc hội thảo “Đánh giá lại chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn” được phóng viên ghi nhận là “một hội thảo lịch sử”, có lẽ vì phải chuẩn bị tài liệu đến 20 năm và tỉnh Thanh Hóa đã tài trợ gần một tỉ đồng VN để tổ chức, Có hai nhận xét quan trọng được ghi nhận:

“Theo GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, cần có nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc trên tinh thần “công minh lịch sử”.

“Tổng kết hội thảo, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: Cuộc hội thảo lần này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi không chỉ của giới khoa học mà còn của dư luận xã hội, chứng tỏ những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữa”

(http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081020034945468T0/danh-gia-lai-chua-nguyen-va-vuong-trieu-nguyen-mot-hoi-thao-lich-su.htm

(4) Vua Gia Long có một thanh gươm mang tên Qui Y. Sử ghi rằng thanh gươm này có tính ưa giết người (hiếu sát), Tối hôm nào gươm tự động thoát ra khỏi vỏ thì hôm sau thế nào cũng có người phạm tội bị chém bằng thanh gươm đó. Vua Gia Long ghét tính hiếu sát của gươm bèn đem qui y cửa Phật và đặt tên là Qui Y (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu).

(5) “Xuân Thu, Công Dương truyện: Trang công năm thứ 4 chép: Tề Tướng công giết nước Kỷ, vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù 9 đời” (Chú thích của dịch giả Thực lục I, tr.532).

Lịch sử đã bị tô vẽ và che dấu rất nhiều vì mục đích khác nhau. Chúng ta và con cháu chúng ta đã bị nhồi nhét những điều chỉ được nghe, được đọc từ 1 phía....còn những bức màn phía sau, tự mỗi chúng ta phải tự tìm tư liệu khách quan để đọc mới có cái nhìn đa chiều được.

Cảm ơn, nghiencuuquocte.org có những bài viết tổng hợp, có những nguồn tư liệu quý giá để đánh giá chính xác hơn về 1 nhân vật, 1 sự kiện....để trả đúng sự thật của lịch sử.

Cái bài này nó cũng bị tô vẽ thôi ông à. đừng nghĩ cái thứ gì trên đây cũng là quý giá chính xác đâu. Mà đời nó ngộ thấy ông cũng xách mé này nọ, nhưng nếu viết đúng ý ông thì ông bảo ô hô hay quá tài quá. còn viết không đúng ý ông thì ông nhảy lên trời ơi từ một phía viết. Đúng là mồm nói khoa học nhưng lòng thì phản khoa học.

Bài viết hay quá. Uyên thâm. Đọc đi đọc lại vẫn hay. Đọc đã thấy rõ ý đồ. Đúng là bẻ cong ngòi bút quá dễ mà. Tác giả quên hoàn toàn nguyên do của khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Nhạc cầm đầu.

Cuộc đời ai cũng có 2 mặt. Nhưng khi đặt lên bàn cân thì phải rõ ràng tốt xấu.
Không thể vì Tào Tháo tha chết cho bại tướng mà khen Tào Tháo thương người được.
Vậy nên vài chuyện Nguyễn Ánh "nhân từ" không làm nhẹ chuyện trả thù tàn khốc được. Hơn nữa tích lại do sử gia triều Nguyễn "chép".

Còn vụ La Sơn Phu Tử thì rõ là ông này trung với nhà Lê nên không phò Vua Quang Trung. Việc tha chết chả có gì đáng khen. Dân gian có câu: Trăm năm bia đá cũng mòn - Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Công nghiệp mỗi vị vua đều do đời sau đánh giá nên tốt xấu, giỏi kém không thể vì "sử gia" mà thay đổi được. Không cần biết đào 100 đời thằng Nguyễn Ánh thì nó cũng phải nên đầu hàng tự kết liễu vì hạnh phúc và tương lai của người dân Việt Nam.

Một dòng họ bất tài dựa hơi tổ tiên làm phách. Cuối cùng hết đem quân xiêm lại mời quân Thanh, cầu cạnh quân Pháp để chiếm ngôi một cách bỉ ổi.

Công bằng mà nói, nếu Nguyễn Huê mà bần tiện như dòng họ Nguyễn Ánh thì đã kết giao với Pháp, Thanh tiêu diệt tận gốc thằng Nguyễn Ánh rồi. Người quân tử anh hùng vì dân vì nước thì có kết cục bi thảm, còn thằng vô đức vô tài thì chờ người ta thống nhất đất nước rồi lên làm vua. Âu cũng là dân Việt mình vô phước.

VN mình lẽ ra đất đai lớn gấp đôi bây giờ, nhưng sau thời Nguyễn Ánh cõng Pháp vào đánh chiếm thì mất phần lớn đất phía bắc cho Lào, mất trấn Tây Thành cho Cambodia, mất nhiều tỉnh lớn cho nhà Thanh (TQ).

Cám ơn dòng gióng ác quỷ của họ Nguyễn mà VN mình là một nước nhỏ bé yếu nhược như ngày nay. Nếu vua Quang Trung không mất sớm, với sự lãnh đạo sáng suốt của ngài nước ta chắc sẽ rộng lớn không kém TQ và còn hùng mạnh như Nhật Bản không chừng.

 Đúng là một thằng mù sử sách, một thằng dư loạn viên cho hay, phải cám ơn cái đảng Cộng Sản đã dâng hết đất Việt cho Tàu, không những bán nước mà còn tàn sát dân Việt.

Thời Nguyễn Huệ lôi ra công sản? Dốt sử thì cũng vừa vừa thôi nhé. Đừng nói tui là ngu đến độ nói Nguyễn Huệ đem cộng sản vô VN mình nha!
       
Gì mà xuất hiện 1 kẻ mù chữ lại dốt sử, lại còn mang thù hận mù quáng. Đi đâu cũng cầm theo cái bô chống cộng. Ai mà chắc tới cộng sản đâu.
           
Ủa không nhắc không có quyền được đề cập tới??? Ai dốt sử, tự nhìn lại mình đi, dốt chữ thì đúng hơn. Có thấy bình luận của tôi đề cập đến bất kỳ chữ nào nói đến việc Nguyễn Huệ đem Cộng sản vào VN không???? Chỗ nào?? Chỉ ra. Chữ nghĩa VN đọc còn không hiểu hàm ý thì đừng chê người khác dốt sử.

Ôi dốt chữ Việt. Nghe vụ mất Hoàng Sa, Trường Sa đổ thừa cho CS là hiểu bạn thế nào rồi khỏi nói nhiều :))) Csvn nó tiếp tay cho trung quốc đánh phá miền nam để cho trung cộng dễ dàng đánh chiếm HS TS ko gọi là bán nước chứ gọi là gì ?
           
Phải rồi đi đâu cũng cầm cái bô chống cộng. Vâng sử sách VN từ ngàn năm đến hiện đại do ai bóp méo lệch lạc??? Đấy gân cổ lên kêu đem bô đi chống cộng, có giỏi thì chống cái mắt lên xem dự luật đặc công cho nước ngoài thuê đất 99 năm đi. Rồi tháng 10 tới sửa xuống còn 50 năm.

Nên nhớ cái đất nước VN này do cộng sản nắm quyền, thì chúng nó cho ai thuê đất khỏi nói chắc giãy chết. Đừng bảo thù hận mù quáng với mù gà, cái đất nước này giờ tan hoang, TQ thì khắp nơi là do ai, chiến tranh biên giới do ai, Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc mất do ai, ô nhiễm môi trường ngoài miền Trung do ai, Bauxit Tây Nguyên do ai, hàng hóa độc hại tràn vào đất nước do ai, nợ nần quốc gia do ai, người dân ngày càng bỏ xứ mà đi do ai, tham nhũng do ai,... kể ra tới sáng.

Cứ mỗi lần nhắc tới cộng sản là bảo hận thù mù quáng, đem bô chống cộng,... Còn năm nào tháng nào ngày nào nhắc tới chống Mỹ chống Pháp, đưa cả vào sử sách thì chắc không hận thù mù quáng???

Trong khi con cháu quan chức thì đua nhau sang Mỹ ở lấy thẻ xanh, tậu đất đai nhà cửa để lót đường chạy sau này. Còn dân Việt hễ ai nhắc đến Cộng sản là kêu hận thù mù quáng, hòa hợp dân tộc. Nực cười. Bản thân mình còn không biết mình đang mù lại đi kêu người khác mù.

Đấy thì ai mù ai quáng??? Công tâm đánh giá sử sách đi. Thứ nhất không phải ai nói ngược với ông thì bảo là dư luận viên ông nên nhớ trong số những người nói ngược ý ông họ là những người bình thường chẳng ăn lương nhà nước.

Thậm chí có người còn giỏi hơn ông nhiều, ông đừng kiểu lúc nào cũng phán xét người khác nhưng lại không chịu quét cái đống rác trên đầu mình. Thứ hai đừng có cái thứ gì cũng tại CS, ỉa không được cũng vì cộng sản, con người của ông nó hẹp hòi y chang Gia Long thần tượng của ông vậy.

Tại sao mồm mở ra thì bảo phải đa chiều nhưng cứ ý kiến khác thì gọi là CS là dư luận viên. Những người muốn tìm hiểu thực sự họ chỉ có im lặng và đọc và suy ngẫm chứ không phải cái loại khen nâng hết chỗ như loại của ông nó hề lắm.

Thứ ba đọc hết những comt của ông tui thấy thực sự ông mù quáng thật, ông dẫn chứng rằng thắng Mỹ, thắng Pháp thì ghi vào sử sách năm nào cũng kỷ niệm. vậy cho hỏi nếu mấy ông thắng CS mấy ông có hô hào kỷ niệm hơn ngày bố ông ra đời không. Khôn lên tý đi.


Còn để mất HS-TS thì câu nói và đối tượng ông chỉ đích danh là CS thì càng thể hiện sự ngu dốt của ông. Rất khâm phục sự "tài giỏi vô biên của ông" thích nói chuyện trên trời dưới đất, thích ra vẻ ta khách quan nhưng mồm mở ra toàn cái gì thì đọc thấy mửa.

           
Vâng xin cứ mửa đi. Bởi ông như ông nói ai cũng có cái đúng cái sai, vậy tôi nói cũng có cái đúng cái sai. Trong bình luận của ông thì vẫn có câu chỉ trích tôi đấy thôi. Xin lỗi tùy cái thì nói công sản. Khi nào tôi ỉa không được mà lên đây bảo là cộng sản thì hãy nói. Ngụy biện cả. OK.

           
Nếu vậy thì ông cũng đâu hơn kém gì tôi, ĐÚNG KHÔNG, cũng hề lắm??? Nếu thông minh thật sự chỉ cần im lặng và đọc, không cần vào bình luận chỉ trích và đòi mửa. Hết !!! KHÔN LÊN TÝ ĐI. Don't pee on my leg and tell me it's raining.

               
đúng là cái loại cứ tự cho mình là thông minh, nhận xét người khác thì bố đời thiên hạ đến khi bị người khác góp ý thì nhảy dựng lên xù lông lên.


Nói chuyện cứ như ta đây bất cần đời. loại như thánh thì cũng chẳng khá hơn được mà bảo dạy đời người khác, phải như giỏi giang gì thì cũng sẽ câm cái miệng rồi đọc còn này mồm thì nói người khác nhưng cái thân mình cũng chẳng nên. Đúng mà mắc mửa thật.


Kẻ thắng cuộc viết nên lịch sử. Một số tài liệu có nói đến quân Tây Sơn đào mộ của cha vua Gia Long, chứ làm gì có chuyện đào mộ của tám chúa Nguyễn. Tài liệu nào vậy?. Qúa sàm.

một số nguồn không đáng tin , bài này tác giả hơi bị xàm khi nói Tây sơn đào mộ chúa nguyễn . Viết một bài lòng vòng về chuyện trả thù thời phong kiến, mà kết luận như là để khuyến khích người đọc tin theo phong thủy, mê tín, lại còn lấy nước Mỹ ra để làm ví dụ (Mỹ nó giàu mạnh nhờ tin vào thầy phong thủy sao?)

Buồn cho những ai nghĩ ngắn, đọc cũng như không đọc! Nguyễn Ánh là tên tội đồ của dân tộc, rước voi về giầy mồ, đáng được nguyền rủa. Nếu như Bùi thị Xuân không tha chết cho thằng trẻ con Nguyễn Ánh thì nước Nam không bị họa xâm lăng của thực dân Pháp.

Sự thối nát, tàn bạo của hai chế độ Trịnh- Nguyễn ở hai miền làm dân đói khổ, loạn lạc, phẫn uất...để đi theo Tây Sơn khởi nghĩa thống nhất hai miền, do đó sự khởi nghĩa của tây sơn là chính nghĩa, là hạnh phúc cho dân tộc.

2)- Ban đầu của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ chỉ là tướng theo phò tá, nhưng khi càng dấn thân vào cuộc khởi nghĩa, càng bộc lộ tài trí, đức độ, tính cách anh hùng của Vua Quang Trung để thu phục lòng dân, mà hai người anh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ phải tâm phục khẩu phục chắp tay cuối chào.

Tuy vậy trong nội bộ vẫn có những xung đột giữa ba anh em, mà Nguyễn Huệ đã giải quyết rất tốt để thống nhất thiên hạ, tôi không tin Nguyễn Huệ lại tiểu nhân đào mồ đào mả dòng họ Nguyễn trả thù, nếu thế ông không thể thu phục được lòng dân, lòng quân và các nhân sỹ khắp nơi theo ông đến thắng lợi vẻ vang rạng danh nước Việt.

Các sử gia lúc đó có lẽ ngụy tạo ra các chứng cớ để bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà tây sơn một cách đê tiện vô nhân tính, hoặc do các tướng lãnh của vua Quang trung , do người dân hận thù với nhà Nguyễn để hành sự như vậy, và các sử gia đỗ lỗi, ngụy tạo là do vua quang trung chỉ đạo...

Nếu ông là một người như thế, thì không thể làm việc đại sự thành công và lòng dân theo ông, tôn thờ ông đến hôm nay .

3)- Quang trung đăng quang lên ngôi 1788 để có chính nghĩa thống nhất toàn dân, toàn lực lượng dốc lòng đại phá quân Thanh khi tiến quân ra Bắc, rồi sau đó đại phá quân Xiêm, quân Pháp do Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà vì tham vọng đế vương của nhà Nguyễn, đã viết lên trang sử hào hùng nhất cho dân tộc VN mà chưa một vị vua nào có thể làm được...

Vì vậy, với tôi Nguyễn ánh là hiện thân của cái xấu, cái ác, cái nhục cho dân tộc VN, mà Nguyễn Huệ- Quang Trung là là niềm tự hào, vinh quang cho dân tộc VN.

4)- Vua Quang Trung chỉ thực sự bắt tay chuẩn bị xây dựng lại đất nước chưa đầy 3 năm , sau khi đã đánh Nam, dẹp Bắc bình yên thống nhất thiên hạ, nhưng với sách lược cai trị của ông chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nhưng thật sáng suốt, dân chủ,tiến bộ vượt bậc để đưa dân tộc VN thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào Trung Quốc với các đường lối, chính sách canh tân, giao lưu với phương tây, mở bến cảng thông thương với mọi quốc gia, chuẩn bị lấy cớ chiếm hai tỉnh của Trung quốc

ông chỉ lo ngại giặc phương Bắc là trung quốc hùng mạnh, mà không lo ngại Giặc trong Nam, vì với ông phía Nam ông bỏ túi lúc nào cũng được, đó là sai lầm lớn nhất của ông để cho Nguyễn ánh có cơ hội dựa vào Pháp xây dựng lực lượng lớn mạnh tiêu diệt nhà Tây sơn.

Ngay khi ông vừa qua đời, có thể nói, vua Quang Trung đừng mất sớm thì không có triều đại nhà Nguyễn tham tàn, cố vị đưa dân tộc VN vào con đường lạc hậu đói nghèo, chỉ phục vụ cho ngai vàng nhà Nguyễn, dẫn đến Pháp xâm lược VN, đất nước VN sẽ hưng thịnh hơn cả Nhật Bản khi vua Quang Trung lãnh đạo, vì tài giỏi hơn cả Minh trị thiên hoàng của Nhật cùng một thời với vua quang trung, dám canh tân đất nước theo trào lưu dân chủ tự do của phương tây và mở mang bờ cõi ở cả phương Bắc và phương Nam...

Vn sẽ rộng lớn, hùng mạnh hơn bao giờ hết, chính bọn Trung quốc phương Bắc còn phải khiếp sợ oai phong và tài năng của vua quang trung. Vì vậy, tôi không chấp nhận bất kỳ quan điểm nào đánh giá thấp và coi thường vị vua Quang trung của dân tộc VN, đó là niềm tự hào vinh quang của dân tộc VN

Sự thối nát, tàn bạo của hai chế độ Trịnh- Nguyễn ở hai miền làm dân đói khổ, loạn lạc, phẫn uất...để đi theo Tây Sơn khởi nghĩa thống nhất hai miền, do đó sự khởi nghĩa của tây sơn là chính nghĩa, là hạnh phúc cho dân tộc.

2)- Ban đầu của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ chỉ là tướng theo phò tá, nhưng khi càng dấn thân vào cuộc khởi nghĩa, càng bộc lộ tài trí, đức độ, tính cách anh hùng của Vua Quang Trung để thu phục lòng dân, mà hai người anh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ phải tâm phục khẩu phục chắp tay cuối chào, tuy vậy trong nội bộ vẫn có những xung đột giữa ba anh em, mà Nguyễn Huệ đã giải quyết rất tốt để thống nhất thiên hạ.

Tôi không tin Nguyễn Huệ lại tiểu nhân đào mồ đào mả dòng họ Nguyễn trả thù, nếu thế ông không thể thu phục được lòng dân, lòng quân và các nhân sỹ khắp nơi theo ông đến thắng lợi vẻ vang rạng danh nước Việt, các sử gia lúc đó có lẽ ngụy tạo ra các chứng cớ để bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà tây sơn một cách đê tiện vô nhân tính, hoặc do các tướng lãnh của vua Quang trung , do người dân hận thù với nhà Nguyễn để hành sự như vậy, và các sử gia đỗ lỗi, ngụy tạo là do vua quang trung chỉ đạo...Nếu ông là một người như thế, thì không thể làm việc đại sự thành công và lòng dân theo ông, tôn thờ ông đến hôm nay .

3)- Quang trung đăng quang lên ngôi 1788 để có chính nghĩa thống nhất toàn dân, toàn lực lượng dốc lòng đại phá quân Thanh khi tiến quân ra Bắc, rồi sau đó đại phá quân Xiêm, quân Pháp do Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà vì tham vọng đế vương của nhà Nguyễn, đã viết lên trang sử hào hùng nhất cho dân tộc VN mà chưa một vị vua nào có thể làm được...

Vì vậy, với tôi Nguyễn ánh là hiện thân của cái xấu, cái ác, cái nhục cho dân tộc VN, mà Nguyễn Huệ- Quang Trung là là niềm tự hào, vinh quang cho dân tộc VN.

4)- Vua Quang Trung chỉ thực sự bắt tay chuẩn bị xây dựng lại đất nước chưa đầy 3 năm , sau khi đã đánh Nam, dẹp Bắc bình yên thống nhất thiên hạ, nhưng với sách lược cai trị của ông chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nhưng thật sáng suốt, dân chủ,tiến bộ vượt bậc để đưa dân tộc VN thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào Trung Quốc với các đường lối, chính sách canh tân, giao lưu với phương tây, mở bến cảng thông thương với mọi quốc gia, chuẩn bị lấy cớ chiếm hai tỉnh của Trung quốc, ông chỉ lo ngại giặc phương Bắc là trung quốc hùng mạnh, mà không lo ngại Giặc trong Nam, vì với ông phía Nam ông bỏ túi lúc nào cũng được.

đó là sai lầm lớn nhất của ông để cho Nguyễn ánh có cơ hội dựa vào Pháp xây dựng lực lượng lớn mạnh tiêu diệt nhà Tây sơn, ngay khi ông vừa qua đời, có thể nói, vua Quang Trung đừng mất sớm thì không có triều đại nhà Nguyễn tham tàn, cố vị đưa dân tộc VN vào con đường lạc hậu đói nghèo, chỉ phục vụ cho ngai vàng nhà Nguyễn, dẫn đến Pháp xâm lược VN, đất nước VN sẽ hưng thịnh hơn cả Nhật Bản khi vua Quang Trung lãnh đạo.

Vì tài giỏi hơn cả Minh trị thiên hoàng của Nhật cùng một thời với vua quang trung, dám canh tân đất nước theo trào lưu dân chủ tự do của phương tây và mở mang bờ cõi ở cả phương Bắc và phương Nam...

Vn sẽ rộng lớn, hùng mạnh hơn bao giờ hết, chính bọn Trung quốc phương Bắc còn phải khiếp sợ oai phong và tài năng của vua quang trung. Vì vậy, tôi không chấp nhận bất kỳ quan điểm nào đánh giá thấp và coi thường vị vua Quang trung của dân tộc VN, đó là niềm tự hào vinh quang của dân tộc VN

Sự thối nát, tàn bạo của hai chế độ Trịnh- Nguyễn ở hai miền làm dân đói khổ, loạn lạc, phẫn uất...để đi theo Tây Sơn khởi nghĩa thống nhất hai miền, do đó sự khởi nghĩa của tây sơn là chính nghĩa, là hạnh phúc cho dân tộc.

2)- Ban đầu của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ chỉ là tướng theo phò tá, nhưng khi càng dấn thân vào cuộc khởi nghĩa, càng bộc lộ tài trí, đức độ, tính cách anh hùng của Vua Quang Trung để thu phục lòng dân, mà hai người anh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ phải tâm phục khẩu phục chắp tay cuối chào.

Tuy vậy trong nội bộ vẫn có những xung đột giữa ba anh em, mà Nguyễn Huệ đã giải quyết rất tốt để thống nhất thiên hạ, tôi không tin Nguyễn Huệ lại tiểu nhân đào mồ đào mả dòng họ Nguyễn trả thù, nếu thế ông không thể thu phục được lòng dân, lòng quân và các nhân sỹ khắp nơi theo ông đến thắng lợi vẻ vang rạng danh nước Việt, các sử gia lúc đó có lẽ ngụy tạo ra các chứng cớ để bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà tây sơn một cách đê tiện

Xin phép được hỏi bn vì sao những điều bạn nói là sự thật thì tại sao vua Quang Trung lại được ca ngợi nhớ ơn đời đời, người ta sẵn sàng không thèm nhắc đến những điều chưa hay bỏ qua chôn vùi và xem như nó không có ( mà có hay không thì chưa kiểm chứng chính xác được)

Nhưng mà cũng khen ngợi bạn bài viết suy luận khá hay, giọng điệu văn khá hùng hồn mạnh mẽ, giống như là đan biện hộ biện minh, ai yếu lòng có thể nghe theo mà bẻ cong sự thậtn đó, đọc xong bài viết mình thấy bn đan cố tình tạo kịch tính bằng cách đảo lộn trình tự không gian thời gian, sự việc trước sau để bổ trợ loạt dẫn chứng để chứng minh là vì sao Vua Quang Trung và nhà TS lại bị những điều không may nnhư vậy là phải…

Bn sai rồi sự thật là sự thật, Thế nhưng mà chưa thỏa đáng lịch sử không vì bài viết mấy lời văn qu loa này của bạn mà thay đổi được đâu vì sao ư. Vì bạn không hiểu gì luật nhân quả cả mình không có tg để viết nhiều ra đây bn tự tìm hiểu nâng cao hiểu biết rồi hãy viết về lịch sử kẻo gây họa...cho mình cho những tầng lớp con cháu sau này.

Nói đến tạo nghiệp và luật nhân quả thì ai làm người ấy chịu và luật nhân quả công bằng lắm đó, cứ cho rằng những việc mà bn nói về vua Quang Trung là sự thật đi vậy ta hãy đặt hết cả lên bàn cân cân đo đong đếm xem mức độ nặng nhẹ ra sao nhé thứ 2 bn viết bài nói thêm rằng vua Gia Long là người nhân từ qua những điều bạn kể trên là có đủ sức thuyết phục hay không nhé……rồi từ đó hãy làm phép so sánh để mà lý giải, và xem xét xem cái bia miệng con cháu đời đời dành cho vua GL liệu có nên gỡ bỏ không nhé :

5 mạng người họ hàng thân thiết và 9 cái mộ của vua chúa họ Nguyễn cứ cho đó là sự thật đi…..điều đó có ác độc bằng việc làm mà Vua GL đã hạ lệnh làm những việc không có còn chút xíu nhân tính nào với hàng chục người còn sống là quân TS vua Quang Trung không ?

GL ông ấy đã giết bao nhiêu người bn đếm đi họ là người còn sống, 5 mạng người anh e bà con họ N có khi nào đó cũng đã từng lạm sát người vô tội hay đè đầu cưỡi cổ người dân cũng có thể là nhiều lắm vả 9 cái mộ là người đã khuất mà vua GL đã tàn sát hàng trăm người vô tội, dày xéo họ chứ, những người dân đen họ muốn cơm no áo ấm chịu sự thống trị chế độ phong kiến họ muốn sống cho ra kiếp người, họ đi theo người giỏi người tài đức chứ không đi theo quân bán nước.

Vua Quang Trung và Quân Tây Sơn thống nhất đất nước, đánh giặc ngoại xâm thì GL ông ấy đã làm gì? Những người đi theo vua Quang Trung họ đâu có thuộc họ hàng anh em ruột thịt gì với Vua QT thế nhưng mà GL ổng làm gì với những người tướng sĩ có công đất nước, một số dẫn chứng hời hợt đó của bạn chưa đủ đánh giá nhân cách của con người.

GL ông ấy là người nhân từ, vua những đời Trịnh Nguyễn đều được dân yêu quý tại sao không đứng lên bảo vệ đất nước không ai theo phò tá mà lại đi sang cậy vào giặc……

Quật 9 cái mộ giết 5 người họ Nguyễn có khi không phải vua Quang Trung làm mà là những người tướng sĩ là người dân lúc đó họ đã làm, vì sao họ lại làm vậy thì có lẻ lịch sử còn ghi….?...trăm năm bia đá cũng mòn nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ điều đó có thể gọi là quả báo không bạn bạn không có mặt chứng kiến thì đừng có nói những thứ mô phỏng tưởng tượng của bạn một cách lố bịch như vậy.

mình khuyên bạn đừng mong thay đổi lịch sử hay biện hộ cho vị vua chúa nào cả hãy sống nghiên cứu thấu hiểu...một ngòi bút tạo nên những nét chữ đẹp hay không dựa vào tâm hồn mỗi người, một tâm hồn đẹp luôn hướng đến sự chân thành, thánh thiện không bao giờ moi móc khơi dậy sự thù hằn giết chóc….Chúc bạn sẽ luôn hạnh phúc và phục vụ tốt hơn cho cộng đồng

Xin phép được hỏi bn vì sao những điều bạn nói là sự thật thì tại sao vua Quang Trung lại được ca ngợi nhớ ơn đời đời, người ta sẵn sàng không thèm nhắc đến những điều chưa hay bỏ qua chôn vùi và xem như nó không có ( mà có hay không thì chưa kiểm chứng chính xác được)


Nhưng mà cũng khen ngợi bạn bài viết suy luận khá hay, giọng điệu văn khá hùng hồn mạnh mẽ, giống như là đan biện hộ biện minh, ai yếu lòng có thể nghe theo mà bẻ cong sự thậtn đó, đọc xong bài viết mình thấy bn đan cố tình tạo kịch tính bằng cách đảo lộn trình tự không gian thời gian, sự việc trước sau để bổ trợ loạt dẫn chứng để chứng minh là vì sao Vua Quang Trung và nhà TS lại bị những điều không may nnhư vậy là phải…

Bn sai rồi sự thật là sự thật, Thế nhưng mà chưa thỏa đáng lịch sử không vì bài viết mấy lời văn qu loa này của bạn mà thay đổi được đâu vì sao ư.

Vì bạn không hiểu gì luật nhân quả cả mình không có tg để viết nhiều ra đây bn tự tìm hiểu nâng cao hiểu biết rồi hãy viết về lịch sử kẻo gây họa...cho mình cho những tầng lớp con cháu sau này
Nói đến tạo nghiệp và luật nhân quả thì ai làm người ấy chịu và luật nhân quả công bằng lắm đó, cứ cho rằng những việc mà bn nói về vua Quang Trung là sự thật đi vậy ta hãy đặt hết cả lên bàn cân cân đo đong đếm xem mức độ nặng nhẹ ra sao nhé thứ 2 bn viết bài nói thêm rằng vua Gia Long là người nhân từ qua những điều bạn kể trên là có đủ sức thuyết phục hay không nhé……

Rồi từ đó hãy làm phép so sánh để mà lý giải, và xem xét xem cái bia miệng con cháu đời đời dành cho vua GL liệu có nên gỡ bỏ không nhé :

5 mạng người họ hàng thân thiết và 9 cái mộ của vua chúa họ Nguyễn cứ cho đó là sự thật đi…..điều đó có ác độc bằng việc làm mà Vua GL đã hạ lệnh làm những việc không có còn chút xíu nhân tính nào với hàng chục người còn sống là quân TS vua Quang Trung không ?

GL ông ấy đã giết bao nhiêu người bn đếm đi họ là người còn sống, 5 mạng người anh e bà con họ N có khi nào đó cũng đã từng lạm sát người vô tội hay đè đầu cưỡi cổ người dân cũng có thể là nhiều lắm vả 9 cái mộ là người đã khuất mà vua GL đã tàn sát hàng trăm người vô tội, dày xéo họ chứ, những người dân đen họ muốn cơm no áo ấm chịu sự thống trị chế độ phong kiến họ muốn sống cho ra kiếp người, họ đi theo người giỏi người tài đức chứ không đi theo quân bán nước.

Vua Quang Trung và Quân Tây Sơn thống nhất đất nước, đánh giặc ngoại xâm thì GL ông ấy đã làm gì? Những người đi theo vua Quang Trung họ đâu có thuộc họ hàng anh em ruột thịt gì với Vua QT thế nhưng mà GL ổng làm gì với những người tướng sĩ có công đất nước, một số dẫn chứng hời hợt đó của bạn chưa đủ đánh giá nhân cách của con người.

GL ông ấy là người nhân từ, vua những đời Trịnh Nguyễn đều được dân yêu quý tại sao không đứng lên bảo vệ đất nước không ai theo phò tá mà lại đi sang cậy vào giặc……

Quật 9 cái mộ giết 5 người họ Nguyễn có khi không phải vua Quang Trung làm mà là những người tướng sĩ là người dân lúc đó họ đã làm, vì sao họ lại làm vậy thì có lẻ lịch sử còn ghi….?...

Trăm năm bia đá cũng mòn nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ điều đó có thể gọi là quả báo không bạn bạn không có mặt chứng kiến thì đừng có nói những thứ mô phỏng tưởng tượng của bạn một cách lố bịch như vậy.

mình khuyên bạn đừng mong thay đổi lịch sử hay biện hộ cho vị vua chúa nào cả hãy sống nghiên cứu thấu hiểu...một ngòi bút tạo nên những nét chữ đẹp hay không dựa vào tâm hồn mỗi người, một tâm hồn đẹp luôn hướng đến sự chân thành, thánh thiện không bao giờ moi móc khơi dậy sự thù hằn giết chóc….Chúc bạn sẽ luôn hạnh phúc và phục vụ tốt hơn cho cộng đồng

Nhà Tây Sơn mặc dù có công đảnh đuổi quân Thanh nhưng đã làm nhiều việc thất nhân tâm như vụ tàn sát dân cù lao Phố và nhiều nơi khác trong Nam nên dân trong Nam rất ghét nhà Tây Sơn.

Bởi vì triều đại này mặc dù có công chống ngoại xâm nhưng quá tàn ác với dân nên chỉ có tồn tại 24 năm. Một triều đại chỉ tồn tại có 24 năm cũng đủ minh chứng cho triều đại Tây Sơn không thuận lòng dân

Nói thế nào thì nói,đa số dân VN đều nhìn thấy Gia Long có công nhất định với đất nước VN,nhưng về tư cách cá nhân thì vua GL là một tên hèn mạt,thù dai và nhỏ nhen. Hèn chi các lảnh tụ CSTQ như : TT Chu Ân Lai, CT Đặng Tiểu Bình chọn hỏa táng để khỏi lo bị kéo xác.

My Math teacher Lien Trinh ( Lien Thanh's older bro. ), they are the Grandsons of Prince
Cuong De, because of the close relationship between teacher-student.

I know very well about these events. Every year, my teacher, pro. Lien Trinh and I went to Saigon attending the Prince Nguyen phuc Canh's, King Gia Long's, Prince Cuong De's anniversaries. There, I had chances to talk with Pro.

Nguyen phuc Lien Nguyen ( he wrote a book about these events, and I have a version ). After checking with other sources, I can say that this article is reliable, it is truth, have to be read.

http://nghiencuuquocte.org/2016/10/30/vi-sao-vua-gia-long-tra-thu-tan-khoc-nha-tay-son/




TTO - Nhà nghiên cứu, TS Nguyễn Duy Chính vừa công bố bài viết có tính hệ thống lại quá trình xuất lộ và tìm kiếm hình ảnh chân dung vua Quang Trung của học giới nước ta từ xưa đến nay.

'Chưa thể loại trừ khả năng mộ vua Quang Trung đặt ở Nghệ An'. Ẩn số thứ hai của bài toán 'lăng mộ vua Quang Trung'. ​Vẫn chưa xác định được lăng mộ vua Quang Trung

Hoàng đế Quang Trung là nhân vật lịch sử đặc biệt, nhưng triều đại Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi cùng với những biến động lịch sử khiến cho những mô tả về nhân dạng của ông khuyết thiếu. Thiếu vắng trong sách sử và những lần xuất hiện

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã tìm kiếm trong các bộ sử triều Nguyễn, và bắt gặp trong bộ Đại Nam chính biên liệt truyện ở phần "Ngụy Tây" có một đoạn chép tả Nguyễn Văn Huệ (tức Quang Trung): "Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ".

Và một đoạn khác trong sách Tây Sơn thuật lược có chép chi tiết hơn: "… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …".

Đi tìm chân dung vua Quang Trung - Bức tượng tại chùa Bộc có ghi chú Vua Quang Trung nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính.

Ngoài hai tư liệu trên, nhà sử học Nguyễn Phương cũng từng dẫn một trường hợp vua Quang Trung xuất lộ trong hình chụp một pho tượng ở chùa Bộc (Hà Nội).

Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm với bức tượng là đôi câu đối được xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là tượng vua Quang Trung: "Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ; Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân" (Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con).

Tuy nhiên, học giới lâu nay vẫn còn chưa thống nhất nhau về hai chữ "quang trung" trong câu đối trên liệu có nên hiểu là tên riêng (viết hoa) của vua Quang Trung hay không.

Về tranh vẽ, vào năm 1932, trên Đông Thanh tạp chí số 1 có đăng bức hình vẽ "giả vương Quang Trung", hình này đến năm 1968 xuất hiện lại trong tập san Sử Địa số 9-10 với ghi chú là tranh này lấy từ tập "Mãn Châu cổ họa".

Tuy nhiên, lâu nay không có thông tin gì về tập cổ họa ấy. Đi tìm chân dung vua Quang Trung - Ảnh 2. Hình vẽ vua Quang Trung trên bìa tập san Sử Địa năm 1968 - Ảnh: L.Điền chụp lại

Tuy nhiên, chính bức tranh này đã trở thành cơ sở để họa sĩ thiết kế giấy bạc thời Việt Nam Cộng hòa đã đưa hình vua Quang Trung vào tờ tiền mệnh giá 200 đồng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính ghi nhận, từ đây, "nhiều nghệ sĩ đã sử dụng để điêu khắc tượng đài, cả trong nước lẫn hải ngoại coi như đây là diện mạo chính thức của Nguyễn Huệ".
Đi tìm chân dung vua Quang Trung - Ảnh 3.

Tờ giấy bạc 200 đồng thời Việt Nam Cộng Hòa vẽ chân dung vua Quang Trung Từ tư liệu mới tìm được. Liên quan đến chuyến đi của vua Quang Trung sang Bắc Kinh dự lễ Bát tuần đại khánh của vua Càn Long, sứ thần Triều Tiên bấy giờ là Từ Hạo Tu có mấy đoạn tả vua nước An Nam là Quang Bình (tên của vua Quang Trung lúc sang Trung Quốc):

"Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối...", hoặc "Vua của họ (tức nước ta) đầu bịt khăn lưới, đội thất lương kim quan, mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng".

Tuy nhiên đây chỉ là văn tả, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính tìm kiếm được hai tư liệu hình vẽ vua Quang Trung trong chuyến đi Bắc Kinh dự lễ thọ vua Càn Long này, một trong bộ tranh "Thập toàn phu tảo", và một bức trong bộ tranh đồ sộ "Bát tuần Vạn thọ thịnh điển".

Trong bộ Thập toàn phu tảo, vua Quang Trung xuất hiện trong bức tranh có tên "An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang", vẽ hình vua Quang Trung và hai bồi thần (tức Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở) vào triều kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà.

Còn trong bộ "Bát tuần Vạn thọ thịnh điển", vua Quang Trung được vẽ trong bối cảnh đứng chung với bồi thần, sứ thần các nước nước Triều Tiên, Nam Chưởng, Miến Ðiện và các sơn phiên Kim Xuyên, Ðài Loan cho đến các hãn Mông Cổ, Hồi Bộ, kế đến các vương, thai cát quì bên cạnh đường, nghênh đón vua Càn Long hồi kinh.

Cả hai tư liệu này đều vẽ vua Quang Trung từ xa, vẽ chung với các nhân vật khác, nên không rõ nét chân dung. Bức tranh Thập toàn phu tảo vẽ vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ kiến vua Càn Long - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức mới đây đã công bố một tài liệu. Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh.

Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với "sử thực" hơn cả.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố trên trang facebook cá nhân. Bức hình được cho là vẽ vua Quang Trung do Trần Quang Đức công bố.

Từ tư liệu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã khảo cứu kỹ: xem xét kiểu mũ xung thiên vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, đọc và dịch bài thơ ngự bút của vua Càn Long viết phía trên bức tranh.

Căn cứ vào đó, Nguyễn Duy Chính đoán định bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức bán thân vẽ màu vua Quang Trung do vua Càn Long chỉ thị cho họa gia trong cung thực hiện nhân chuyến vua Quang Trung sang chúc thọ.

Tác giả của ba bức tranh này là họa gia Mậu Bính Thái và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái. Hai ông này đều là họa sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông. Thông tin này chép trong bộ "Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối" mà Nguyễn Duy Chính đã tiếp cận được.

Như vậy, theo thông tin do Trần Quang Đức công bố, nếu tìm ra được bức hình gốc được cho là vẽ vua Quang Trung, trong bộ ba bức tranh do vua Càn Long chỉ thị thực hiện, tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh, có thể xem là đã tìm ra chân dung trung thực nhất.

Điều đó sẽ làm sáng tỏ hơn thông tin về bức chân dung mà trong thư gửi Phúc Khang An trên đường từ Bắc Kinh trở về sau lễ mừng thọ, vua Quang Trung đã cho biết: "Đại hoàng đế nghĩ xuống đường sá xa xôi gửi ban cho một hộp bánh sữa, một hộp mứt trái cây và một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này".

Chi tiết này được chép trong tập "Dụ Am văn tập" của Phan Huy Ích. Tuy nhiên chẳng biết cuộn tranh vẽ "dung nhan quê mùa" mà vua Quang Trung khiêm xưng từ ấy đến nay đã thất lạc đâu rồi.

Vậy nên, bức chân dung vẽ người được cho là vua Quang Trung và dung nhan thật sự của vua Quang Trung vẫn là một bí ẩn, rất cần những nghiên cứu một cách nghiêm túc của các nhà khoa học.

https://tuoitre.vn/di-tim-chan-dung-vua-quang-trung-20171230203943696.htm




Không chỉ có cuộc sống bi thương, thanh danh Ngọc Hân công chúa còn ảnh hưởng khi bị người đời đơm đặt những chuyện thị phi và phải chịu nỗi oan xuyên thế kỷ.

Trong sách “Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân ở Huế” (NXB Thuận Hóa, 2014), tác giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho thấy cuộc đời của Ngọc Hân công chúa vẫn còn những điều trắng đen, tốt xấu lẫn lộn do sự nhầm lẫn của dân gian và cả những nhà viết sử. Nguyên nhân một phần vì tài liệu lịch sử của nhà Tây Sơn bị nhà Nguyễn đốt sạch.

Với nhiệt tình của một nhà nghiên cứu triều Nguyễn và Huế, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các nguồn tư liệu xác thực, ông đã cố gắng làm rõ nghi vấn liên quan cuộc đời của công chúa Ngọc Hân, đặc biệt là nỗi oan giết chồng và lấy hai kẻ cừu thù. Sớm thành quả phụ, khi chết rơi vào vòng xoáy trả thù

Lê Ngọc Hân sinh ngày 27/4 năm Canh Dần (1770) là con con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc.

Năm bà 16 tuổi (1786), tướng Tây Sơn Nguyễn Huệ từ Phú Xuân kéo quân ra Bắc Hà “phù Lê, diệt Trịnh”, vua Hiển Tông đã gả bà cho ông. Sau đó, bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa. Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế. Năm 1789 sau khi đại thắng quân Thanh ông phong bà làm Bắc cung hoàng hậu. Bà có với Nguyễn Huệ hai người con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức

Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột băng hà. Cái chết của vua khiến bà suy sụp. Bà đã dồn hết tình cảm của mình làm bài Ai tư vãn bằng quốc âm (164 câu song thất lục bát) để khóc chồng, lời lẽ lâm ly bi thiết.

Vua Quang Trung quy thần, Quang Toản lên ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Vì vua còn nhỏ, nên cậu ruột của vua là Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền độc đoán. Ngọc Hân bị cô lập ở chùa Kim Tiên.

Năm 1794, đại đô đốc Nguyễn Văn Dũng làm cuộc chính biến, giết Bùi Đắc Tuyên, phục hồi lại triều chính của Cảnh Thịnh. Từ đó, Bắc cung hoàng hậu có sự ảnh hưởng nhất định với triều Cảnh Thịnh. Sự việc quan trọng nhất là bà đưa Lê Ngọc Bình - em gái cùng cha khác mẹ - vào làm chánh cung cho vua Cảnh Thịnh.

Tạo hình vua Quang Trung (diễn viên Lý Hùng) và Ngọc Hân công chúa (Thùy Lâm) trong phim Tây Sơn hào kiệt (nhà sản xuất Lý Huỳnh, năm 2010).

Bà mất ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (1799), khi mới 29 tuổi. Ban đầu bà được táng tại lăng Đan Dương, sau đó, bà Nguyễn Thị Huyền đã nhờ Đô đốc Hài, triều Cảnh Thịnh dời về làng Nành. Công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức sau đó cũng mất sớm.

Theo một số tài liệu, hai người bị nhà Nguyễn bắt và có thể bị giết cùng với các người con khác của Nguyễn Huệ. Sử gia nhà Nguyễn cho biết, hài cốt hai người con của Ngọc Hân cũng được bà Nguyễn Thị Huyền nhờ người bí mật dời về làng Nành “ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ”.

Đến đời vua Thiệu Trị bị phát giác, mộ bị đào, hài cốt bị vất xuống sông, miếu thờ bị phá. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn quý trọng mẹ con bà vẫn giữ gìn dấu xưa tích cũ.
Nỗi oan giết chồng và lấy hai kẻ cừu thù

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết Ngọc Hân công chúa phải chịu nỗi oan bỏ thuốc độc giết vua Quang Trung vì ghen tuông và sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, làm thất thân của vua Gia Long, điều này khiến bà tổn hại thanh danh ít nhiều và hậu thế tốn không ít giấy mực.

Để “giải oan” cho bà, ông Xuân đã sao lục những bài viết đưa ra thông tin hai chiều về cuộc đời bà kèm theo những bài phản biện nhằm bác bỏ những thông tin sai trái.

Ông Xuân cho biết trong Tạp chí phổ thông số 62 ra ngày 1/8/1961, ông Thượng Khánh đã đưa ra một nguồn sử liệu làm cho một số đông bạn đọc sững sờ.

Theo ông Khánh, động cơ để Lê Ngọc Hân giết chồng bắt nguồn từ việc hoàng đế Càn Long (Trung Quốc) hứa gả con gái cho Quang Trung và trong một phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho vua uống.

Ở chiều ngược lại, ông Xuân dẫn bài Ngọc Hân công chúa chưa hết chịu tiếng oan này đến chịu tiếng oan khác của Quách Tấn để phản biện lại bài viết của ông Khánh.

Trong bài viết này, Quách Tấn đã chứng minh những điều ông Khánh viết ra hoàn toàn không có căn cứ, suy diễn vô tội vạ và sai lệch với lịch sử. Điều này được thể hiện ngay trong bài viết của ông Khánh.

Ngoc Han cong chua va noi oan xuyen the ky hinh anh 2. Mô phỏng Lê Ngọc Hân bên Nguyễn Huệ ở Phú Xuân. Ảnh tư liệu. Ông Khánh nói ông nội của mình là con trai của hoàng tử Lê Duy Mật và ông là cháu gọi Ngọc Hân bằng cô ruột, những gì ông kể lại trong bài viết, là do ông nội ông kể lại. Quách Tấn đã chỉ ra điểm sai này: nếu theo thứ phả thì ông phải gọi công chúa bằng cụ chứ không phải gọi bằng cô...

Ông Khánh nói việc Ngọc Hân ám sát vua Quang Trung được chép trong gia phả của nhà ông mà quyển gia phả ấy không còn vì bị đốt năm 1947. Quách Tấn cho rằng nghĩa là ông Khánh không có cái gì để chứng minh rằng những lời ông thuật lại là "không phải bịa đặt".

Về việc Quang Trung cầu hôn công chúa nhà Thanh, Quách Tấn đã kiểm chứng lại và khẳng định các sách sử có chép chuyện này. Tuy nhiên, chuyện Ngọc Hân ghen với công chúa nhà Thanh mà ông Khánh đưa ra rất phi lý.

Quách Tấn cho rằng công chúa vốn là người có học thức, việc vua Quang Trung sai sứ sang cầu hôn mục đích là để chọc tức vua Càn Long chứ không phải để mong vui thú chăn gối. Công chúa chẳng lẽ không biết việc này mà đến mức nổi ghen giết chồng?

Thêm nữa, vua Quang Trung không thiếu ngự y. Nhà vua bị độc chẳng lẽ ngự y lại không nhận biết được. Quách Tấn cũng cung cấp một tư liệu xác thực khẳng định vua Quang Trung chết vì “huyễn vận” (bệnh cao huyết áp) chứ không phải do đầu độc.

Ông Xuân cũng cho biết, trong cuốn Tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH), số ra tháng 10 - tháng 12/1941, đăng bài viết của ông Phạm Việt Thường có tên được dịch ra tiếng Việt Những oái oăm của ông Tơ bà Nguyệt hay là số phận lạ lùng của công chúa Ngọc Hân.

BAVH là tạp chí uy tín nên câu chuyện Ngọc Hân lấy hai vua Quang Trung, Gia Long là cừu thù của nhau khiến nhiều người tin. Thực ra, nhầm lẫn này xuất phát từ việc tác giả nhầm công chúa Ngọc Bình với công chúa Ngọc Hân.

Ông Xuân cho rằng không thể có chuyện một người đã mất trước đó 3 năm lại... đi lấy chồng. Ông cũng đặt câu hỏi vua Quang Trung qua đời năm 1792, từ đó đến năm 1801, trong cung điện thành Phú Xuân phải là nơi ở của vợ Quang Toản, làm sao bà Ngọc Hân là vợ vua Quang Trung đã qua đời trước đó nhiều năm lại có thể ở trong đó để Nguyễn Ánh đến gặp?

Bộ Đại Nam liệt truyện chính biên (sơ tập), viết tiểu sử hai ông hoàng Quảng Oai và Thường Tín là con của Đức phi họ Lê chứ không hề có tên Lê Ngọc Hân.

Ông Xuân cũng cho biết những năm 90 thế kỷ 20, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc đã biên soạn Nguyễn Phúc tộc thế phả, sửa chữa những sai lầm của người xưa. Trong sách này có ghi rõ lai lịch người vợ thứ 3 của vua Gia Long là Đức phi Lê Thị Bình.

https://zingnews.vn/ngoc-han-cong-chua-va-noi-oan-xuyen-the-ky-post986872.html




Nguyễn Huệ tức Vua Quang Trung Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792). Ông sinh năm 1753 và mất năm 1792, hưởng dương có 39 tuổi (tuổi ta là 40).

Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Về nguyên nhân làm Quang Trung qua đời thì theo sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn ghi giải thích như sau:

“Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: “Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng..."

Sách Tây Sơn thực lục cũng có ghi "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi...". Và sau khi Quang Trung mất, vào tháng một năm Càn Long thứ 58 (1793), Quách Thế Huân cũng báo cáo với Càn Long: "Quang Trung đã chết vì bệnh".

Theo một giả thuyết được truyền lại nhiều nhất là một buổi chiều thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng "huyễn vận".

Gần đây BS Việt kiều Bùi Minh Đức (http://vietsciences.free.fr) đã căn cứ vào các ghi chép lịch sử nhận thấy về cái chết của Vua Quang Trung có ghi nhận 9 yếu tố định bệnh quan trọng trong giai đoạn khởi đầu bệnh trạng của bệnh nhân là:

Bệnh nhân còn trẻ (40 tuổi); Đau đầu dữ dội, đột ngột; Xây xẩm, chóng mặt; Tối tăm, mắt nhìn không thấy; Hôn mê, ngất xỉu thình lình; Không vận động sức lực (khi xảy ra biến cố); Không bị tổn thương trên đầu;

Bệnh nhân tỉnh lại; Bệnh nhân không bị hôn mê dài ngày. Căn cứ vào kiến thức y học hiện đại và các tư liệu lịch sử còn lưu lại, BS Bùi Minh Đức nhận định: Vua Quang Trung mất vì hai khả năng sau đây:

Xuất huyết não dưới màng nhện do vỡ mạch phình - Viêm phổi hít (Aspiration Pneumonia) dẫn đến trụy hô hấp - * Cờ tướng có phải do người Trung Quốc nghĩ ra và có khác gì với cờ tướng ở nước ta?

Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc và Phó Tổng biên tập tạp chí Người chơi cờ thì cờ tướng không phải gốc ở Trung Quốc mà là ở Ấn Độ, từ đó lan ra Trung Á rồi tới lục địa Á Âu. Đến thế kỷ thứ 7 người Ả Rập chiếm Ba Tư, học cờ ở đó và cải tiến.

Đến thế kỷ thứ 8 nhập vào châu Âu dưới hình thức cờ vua (cờ Quốc tế). Tương truyền có một nhà thông thái theo Ấn Độ giáo phát minh ra trò chơi Saturanga (thế kỷ 5-6) là tiền thân Tượng kỳ (tên gọi cờ tướng ở Trung Quốc). Tượng kỳ xuất hiện khoảng đời Đường- thế kỷ thứ 7.

Người Trung Quốc đã cải tiến cờ Saturanga, khiến trí tuệ hơn, trừu tượng hơn nhưng lại đơn giản hơn. Quân cờ dẹt xuống như cờ vây (do Trung Quốc phát minh).

Không dùng các ô hai màu mà dùng đường vạch, thêm con sông làm biên giới, để tránh phạm thượng nên đã thay Vua bằng Tướng. Sang Việt Nam cờ tướng có những nét Việt hóa đáng kể. Tượng kỳ là cờ voi, còn ta gọi là cờ tướng, đúng với tính chất đánh trận.

Tượng kỳ ở Trung Quốc gắn với uy quyền, chính trường, dòng tộc, trường phái. Cờ tướng ở nước ta dân gian hơn, kết hợp với lễ hội cờ người, cờ bỏi (quân gỗ đóng vào cọc tre, cắm vào lỗ). Còn có loại cờ tướng không cần bàn cờ thường gọi là cờ mù đánh bằng óc tưởng tượng.

Còn có hình thức cờ giếng - dựng bàn bằng tre trên giếng làng, quân cờ được treo như đèn lồng. Hai đối thủ đi thuyền trong lòng giếng dùng sào móc quân đi.

Còn có cả cờ bướm- quân cờ được các cô gái đóng, mỗi cô cầm hai chiếc quạt lớn trên có tên quân cờ, di chuyển như là múa. Tại các đền chùa xây trên núi ở nước ta còn thường có các bàn cờ tiên. Ở nước ta cờ tướng đã có từ trên 700 năm.

https://nongnghiep.vn/nguyen-nhan-cai-chet-cua-hoang-de-quang-trung-d18790.html




Trong khi viết cuốn Quang Trung, tôi đã cố công tra cứu nhiều sử sách để mong trả lại sự thực cho một triều đại đã bị xóa mờ. Đến cái chết của vua Quang Trung, tôi lại để ý càng hơn, vì Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), mất năm Nhâm Tí (1792). Thế là mới 40 tuổi, đã ôm chí lớn mà thác!

Trời xanh vội cướp anh hùng! Đất đỏ vùi sâu sự nghiệp! Một người đang hăng khí huyết, đang giàu bão phụ, đang toan tính những chuyện phi thường: quyết vật Mãn Thanh để đòi lại đất hai tỉnh Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây), vậy mà một bệnh đi dài, bỏ lại đằng sau bao cuộc lỡ dở, há chẳng là một mối di hận nghìn thu?

Người sau càng thán phục: cái viễn chí, cái hùng tâm của trang cái thế anh hùng, lại càng ngậm ngùi sửng sốt trước cái chết “không ngờ” của Quang Trung gây bởi bàn ay tàn ác của tạo hóa!

Khi người ta càng muốn biết rõ cái chết ấy ra sao, thì ông Nguyễn Bác Khoa viết trong cuốn Nguyễn Công Trứ, nơi trang 128-129: ‘Bọn lãnh tụ của nông dân vô sản (Tây Sơn) đã lợi dụng trạng thái non yếu của giai cấp mình để mưu đồ tư lợi, nhẩy lên địa vị quý tộc, làm tay sai cho bọn địa chủ, phú thương và sĩ phiệt.

Tuy vậy bọn này cũng vẫn không tín nhiệm hạng “dân cày mới quý tộc hóa” kia. Sợ rằng Nguyễn Huệ lại theo gót chúa Trịnh, thiết lập chế độ quân phiệt độc tài, chúng liền âm mưu đảo chính.

Thấy vua Quang Trung định khuếch trương uy lực quân binh bằng cách dự bị dánh Trung hoa, chúng liền thí sát đi. Sử chép rằng, năm 1792 vua Quang Trung sai sứ sang Tàu xin cầu hôn và xin trả lại cho An nam đất Lưỡng Quảng, “không ngờ thốt nhiên phải bịnh mất”.

“Đấy là một nghi án trong lịch sử Việt Nam…” Rồi tác giả của quyển Nguyễn Công Trứ chừng muốn khám phá cái “nghi án” ấy, bèn nêu giả thuyết này: “theo giả thuyết của chúng tôi thì chính bọn sĩ phiệt quan liêu thời ấy đã mưu sát vua Quang Trung, vì ba lẽ:
   
Chúng muốn cắt đứt từ gốc cuộc chiến tranh với Trung Hoa có hại cho quyền lợi giai cấp địa chủ và phú thương mà chúng đại diện. Chúng muốn chiếm giữ trong tay tất cả chính quyền để thủ tiêu họa quan phiệt.
   
Chúng biết nong dân và đại chúng đang bất mãn vì sự phản bội của Quang Trung, nên sự giết Quang Trung là một hành động chính trị coa tính cách “phỉnh dân” rất lợi ích lợi cho uy danh của chúng”

Giả thuyết ấy của ông Nguyễn bách Khoa có lý hay không, có đứng vững hay không, tôi sẽ nói sau, bây giờ tôi hẫng bàn lại với Nguyễn quân về vấn đề Quang Trung phải chăng bị thí.

Trước hết tôi hãy đính chính hai tiếng “thí sát” mà Nguyễn quân dùng không đúng đã. “Thí” theo nghĩa chữ Nho, là kẻ dưới giết người trên, ví dụ “Tề Thôi Trữ thí kỳ quân” (người Thôi Trữ nước Tề thí vua hắn)

“Sát” nghĩa là giết chết. Giết bằng dao hay gươm, gọi là “sát”. Vậy, khi nói về một ông vua bị thí, chẳng hạn như trường hợp vua Đinh Tiên Hoàng, thì chỉ cần nói là vua Đinh bị Đỗ Thích thí hoặc vua Đinh bị thí bở Đỗ Thích, chứ không cần đèo thêm chữ “sát” cho thừa và không hợp với lối đặt chữ của tiếng hán việt nữa.

Bây giờ trở lại việc vua Quang Trung. Tại sao ông Nguyễn Bách Khoa dám viết rằng:”…Thấy vua Quang Trung định khuếch trương uy lực quân binh bằng cách dự bị đánh Trung Hoa, chúng (ý ông NBK chỉ về bọn địa chủ, phú thương và sĩ phiệt) liền thí sát đi?” đó là vì ông chỉ căn cứ vào một chút sử liệu mong manh trong cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim: “thốt nhiên phải bịnh mất”.

Sự thực có phải thé đâu! Vua Quang Trung có phải chết một cách “thốt nhiên” đâu. Muốn bàn luận chuyện lịch sử, mà chỉ dực vào một cuốn “sử lược” bằng quốc ngữ dùng trong các lớp sơ đẳng thì sao đủ được!

Xin nhớ: kỳ thủy vua Quang Trung phát chứng “huyễn vận”. Mà “huyễn vận” là một thứ bịnh do thiếu máu, bộ tiểu não bị tổn thương và thần kinh suy yếu mà sinh ra. Khi phát, thì trong một lúc, mắt hoa, tri giác mờ tối, không biết gì cả.


Rồi, trong khi đau yếu, vua Quang Trung lo buồn vì việc nước, bịnh tình ngày một nặng, không dậy được nữa. Thế rồi đến ngày 29, tháng 9 năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung băng hà.


Để chức thực việc vua Quang Trung bị bịnh rồi mất như thế nào, tôi xin trích dịch đoạn sử chữ nho sau đây:

“… Một hôm, buổi chiều, đang ngồi. (Huệ) chợt huyễn vận (nghĩa là hoa mắt và xầm tối mặt mũi)…(lược)… rồi xầm tối gục xuống, hồi lâu mới tỉnh, bèn đem chuyện đã mê ấy nói với trung thư Trần Văn Kỷ. Từ đó bịnh trở nặng.


Bèn vời Nghệ An trấn thủ Nguyễn Quang Diệu về, bàn thiên đô ra Nghệ An. Việc thương nghị ấy thuy chưa ngã ngủ, tin báy giờ vua Thế Tổ (chúa Nguyễn Ánh) ta đã khắc phục Gia Định, thu laji được Bình Thuận, Bình Khang và Diên Khánh: thanh thế lừng lẫy vạng động.


Huệ nghe biết tin đó, đâm lo buồn, bịnh thế ngày một nguy kịch, vời bọn Diệu mà trối trăn rằng: “ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không đạy được. Thái tử (Nguyễn Quang Toản) tư thất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ (bấy giờ mới 10 tuổi).


Ngoài có quân gia định là quốc thù, mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham cật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính đến cái lo về sau: Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm dạo thảo thôi.

Lũ người nên hợp sức mà giúp Thái Tử, sớm thiên về VĨnh Đô, để khống chế thiên hạ. Bằng chẳng, quân Gia Định kéo đến, thì các người không có chôn đâu!” (dịch theo nguyên văn chữ hán bản trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, sơ tập, quyền 30, tờ 42)

Đó, ông Nguyễn Bách Khoa đã thấy chưa? Vua Quang Trung từ lúc bắt đầu nhuốm bịnh đến lúc bịnh trở nặng, sai người từ Huế ra Nghệ gọi Nguyễn Quang Diệu, rồi Diệu lại từ Nghệ vào Huế bàn việc thiên đô, rồi vua Quan Trung lại lo buồn vì việc trong Nam đến nỗi bịnh tình ngày một nguy kịch, rồi lại vời bọn Diệu đến mà dựn bảo công việc thân hậu và quốc gia: như thế phỏng biết bao nhiêu ngày giờ tất cả?

Không kể mọi việc khác, tôi chỉ tính riêng việc từ Huế ra Nghê gọi Diệu rồi Diệu lại từ Nghệ vào Huế xem hết bao nhiêu thì giờ?

Nay xin tính theo đường xe lửa từ Vinh vào Huế. Đường đất đằng dặt dài ấy, cho dẫu bấy giờ có chạy ngựa trạm đi nữa thì cả đi lẫn về hai lượt ít ra cũng tất phải mất bốn ngày kiền kiệt.

Sau việc bàn thiên đô chưa xong thì lại mắc phải lo buồn vì việc Gia Định đến nỗi bịnh càng nặng thêm, nên sử thần mới chép rằng: “Bịnh thế nhật kịch”. Ta nên chú ý vào chữ “nhật” ấy thì biết, vua Quang Trung bấy giờ đang bịnh , lại vì việc nước mà lo buồn, nên bojnh ngày càng hoặc ngày một nguy kịch.

Dẫu vậy, nhà vua còn đủ thì giờ mà chiêu tập bọn Nguyễn Quang Diệu đến để trối trăn về việc nước. Như thế, từ lúc nằm bịnh đến lúc tắt nghỉ, ít ra cũng đến bảy ngày.

Vậy xon hỏi: xưa nay có cuộc án sát hay đầu độc nào lại kéo dài thời gian đến thế không? Vả, bấy giờ thế lực nhà Tây Sơn còn đang hùng hậu cường thịnh, ngay cả nhà Mãn Thanh cũng phải nhìn ngó bằng cặp mắt e dè kiêng nẻ kia. Chứng cớ:

Qua năm Quý Sửu (1793), vua Cảnh THịnh sai bọn Ngô Thì Nhậm sang Thanh báo tang và thỉn mệnh. Bọn Nhậm chưa ra khỏi cửa ải, vua Thanh đã trước đơ]jc tin ấy do viên Lưỡng Quảng tổng đốc tâu trình, liền ban chiếu chỉ phong vua Cảnh THịnh là An Nam quốc vương, sai Quảng tây án sát Thành Lâm sang Bắc thành (Hà Nội) tuyên phong.

Vua Cản Thịnh cũng sai người khác giả mạo làm mình mà nhận phong. Sứ Tàu bụng cũng biết thừa là giả dối. (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30, tờ 44a).

Neil @newmoney Su I'm not the one arguing against reality buddy! The uppercut hits his chin, his head rocks back, his ENTIRE BODY goes limp, and he busts his leg as he falls on limp legs. He didn't slip, his leg didn't give out at the exact moment he was hit (lol at the convenient perfect timing of that excuse). He got hit on the chin, didn't see it coming so his brain shut off, his body went limp, so he fell awkwardly (in a way that only happens when you aren't fully conscious), and he popped his knee, the agony of which woke him back up. All clearly on video, try watching at .25x speed. @Neil  you must have never been in a fight. There is no way in hell that tap to the side of the chin knocks him unconscious  and his entire body shuts down wtf are you smoking lmao. Yeah sure watch the replay he is fully conscious  though and is able to defend himself even.  You are full of shit haha. @newmoney Su It's called a flash ko you casual fuck. They happen all the time. It's like fainting. Often when people faint they wake up as they hit the floor. In this instance the agony of Cain popping his knee from falling on it woke him back up. Your peanut seems to find all this information too much to handle though. I mean how long have you been watching mma if you've never seen someone dropped with a short shot or get flash ko'd? It happens multiple times a year. https://www.youtube.com/watch?v=T90t16TM2TI

Một triều đại còn đáng để cho nước lớn phải nể nang, mà còn trị vì mãi đến năm 1802, nghĩa là còn 9 năm nữa mới đổ, đủ biết lực lượng còn hùng kiện là thé nào. Nếu một khi vua cha bị thí nghịch bởi bọn sĩ phiệt quan liêu như giả thuyết của ông Nguyễn Bách Khoa đã nêu đó thì triều Cảnh Thịnh làm thế nào chẳng có những cuộc bắt bớ đàn áp bọn phạm pháp kia?



Nếu bảo việc mưu sát này là do bọn sĩ phiệt quan liêu như Bùi Đắc Tuyên chẳng hạn gây nên, nên họ, khi đã nắm được quyền chính, vội vùi dập cho trầm “cái án mạng” ấy đi, thì xin thưa: thí nghịch một ông vua đối với thời xưa đã là một việc trọng đại thay, huống chi ông vua ấy lại là một vị Thái Tổ (vua Quang Trung miếu hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế).

Một triều đại bọn họ (nếu quả họ có làm việc thí nghịch thật) há lại không biết làm một việc khôn khéo để “che mắt thế gian”, hoặc bắt bớ hoặc chính pháp một vài người nào đó rồi thanh minh lên rằng đã trị tội những phạm nhân rồi?

Vả, nếu Quang Trung quả có sự “bất đắc kỳ tử” ấy thì đến khi viết Đại nam chính biên liệt truyện sơ tập kia, các sử thần nhà Nguyễn còn dè dặt gì, ngần ngại gì mà không nói toạc ra rằng Nguyễn Huệ bị ám sát hoặc bị đầu độc?

Xét những chứng cớ và lý do trên, đủ thấy chỗ ông Nguyễn Bách Khoa nói vua Quang Trung bị thí ấy hoàn toàn trái với lịch sử, không có một chút giá trị gì trước sử học cả.

Một khi sự thực đã rành rành, thì giả thuyết ấy của tác giả Nguyễn Công Trứ không đợi ai đánh cũng từ rầm rầm đổ rồi, co nên tôi nay không cần phải bác “ba lẽ” của Nguyễn quân đã vin ra để gán cho “bọn sĩ phiệt quan liêu thời ấy đã mưu sát vua Quang Trung” nữa.

https://nhatbook-com.cdn.ampproject.org/v/s/nhatbook.com/2019/12/06/cai-chet-cua-vua-quang-trung/amp/?amp_js_v=0.1&usqp=mq331AQFKAGwASA%3D#origin=https%3A%2F%2Fwww.google.com&prerenderSize=1&visibilityState=prerender&paddingTop=32&p2r=0&horizontalScrolling=0&csi=1&aoh=15891232348823&viewerUrl=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2Famp%2Fs%2Fnhatbook.com%2F2019%2F12%2F06%2Fcai-chet-cua-vua-quang-trung%2Famp%2F&history=1&storage=1&cid=1&cap=navigateTo%2Ccid%2CfullReplaceHistory%2Cfragment%2CreplaceUrl

 
Chúng tôi đã được một tàu đánh cá của ngư dân Mã Lai cứu vớt và chở chúng tôi vô đảo Pulau Bidong. Nếu không có ba cha con ngư phủ tốt bụng thì có lẻ chúng tôi đã bỏ mạng trên biển cả. Tàu chúng tôi bị cướp biển Thái Lan cướp rất nhiều lần, càng về sau chúng càng ác vì nghĩ chúng tôi cất dấu vàng, tiền v...v... chứ chúng không nghĩ là chúng tôi không còn gì quí giá để cho chúng cướp.

Lần cuối chúng điên lên và đập phá tất cả những gì còn lại trên tàu. Chúng tôi lênh đênh trên biển cả 7 ngày không lương thực và nước uống. Mọi người đã chuẩn bị cho cái chết sắp đến. Nhưng phép màu của ơn trên đã đến, một tàu cá to lớn chạy xâm xâm lại gần, mọi người lại tưởng là gặp bọn cướp biển một lần nữa...

Nhưng không, một ông già người Mã Lai đứng kêu to bằng tiếng Anh gọi người ra nói chuyện. Sau khi nói chuyện với một chú cựu sĩ quan VNCH.

Chúng tôi được cứu vớt lên tàu của ông, với điều kiện là chúng tôi phải phá hủy tàu chúng tôi cho chìm để ông chụp hình đưa cho cảnh sát biển Mã Lai làm bằng chứng là tàu chúng tôi xấp chìm, ông phải cứu. Vì theo ông, ông không được quyền vớt người tỵ nạn vượt biên, nếu không phải là gặp trường hợp khẩn cấp thì ông sẽ bị phạt...


Ông để chúng tôi phía trên mũi tàu, gài số tự động cho tàu chạy thẳng đến Bidong, ông và hai người con của ông tất bật đi nấu sữa và cháo cho chúng tôi ăn uống lấy lại sức. Đến mờ sáng thì chúng tôi thấy tàu giảm tốc độ và đảo Bidong đang hiện dần trước mặt.

Với con tàu tối Tân và hiện đại của ông, chạy như bay mà phải hơn 10 tiếng mới đến Pulau Bidong, thì có nghĩa là khi vớt chúng tôi, chúng tôi còn ở quá xa với đảo Bidong. Nếu ơn trên không gửi ông đến cứu giúp thì chúng tôi đã chết chắc. Xin tạ ơn Ơn Trên, tạ ơn ba cha con ngư dân Mã Lai đã cứu chúng tôi!
 

Mọt lũ chỉ biét huỏng thu quen sóng an bám nuoc ngoài ko biét lo khi tỏ quóc gap khó chỉ lo cho bản than. ..nay ko tỏ quóc....bát nhan bát nghĩa. ....


Thà không có tổ quốc hơn là sống với bọn khỉ Trường Sơn. Tội nghiệp Tân Nguyễn quá!  Thuyền nhân tàu PB942 Pulau Bidong 6/83 - 4/84. Xin chào con khỉ trường sơn ,chúc lòai thú vật sống tốt vơí đảng cướp cộng sản vn.


Da la khi truong son thi lam sao doc duoc reply cua ban? Đã là khỉ thì các bạn trách làm gì, chắc mới học nói tiếng người đó mà. MC121 tháng 7/88


Hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, triệu… là những đơn vị thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, chính vì thế bạn có thể dễ dàng biết được chúng sẽ bằng bao nhiêu nghìn. Còn 1 vạn lại thường được ít sử dụng, thuật ngữ 1 vạn thường hay xuất hiện nhiều trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc, hay những sự kiện lịch sử hay nói là 1 vạn quân, hay 1 vạn lính...


Vậy 1 vạn là bao nhiêu? 1 vạn bằng bao nhiêu nghìn, 1 vạn là bao nhiêu số 0, 1 vạn thì ứng với đơn vị nào. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu.


Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, bao nhiêu năm trái đất? 1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm? 1 triệu, 1 tỷ, 1 vạn có mấy số 0 đằng sau và đọc như thế nào?


Một vạn bằng bao nhiêu? Dưới đây là bảng chuyển đổi từ vạn sang ngàn, bạn có thể dễ dàng hình dung:


1 vạn = 10 ngàn = 10.000 (Một vạn bằng mười ngàn)
10 vạn = 100 ngàn = 100.000 (Mười bạn bằng một trăm ngàn)
100 vạn = 1000 ngàn = 1.000.000 (Một trăm vạn bằng một triệu)


Với bảng quy đổi trên, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi một vạn bằng bao nhiêu, khi đã nắm được khi chúng ta có nhu cầu chuyển đổi lớn hơn như 10 vạn, hay 100 vạn đều có thể dễ dàng thực hiện, đây là kiến thức cơ bản nhưng cũng khá quan trọng, chúng ta nên nắm được bởi trong thực tế cuộc sống hằng ngày đơn vị vạn sẽ xuất hiện khá nhiều. Hy vọng kiến thức trên sẽ có ích cho bạn.

https://quantrimang.com/mot-van-bang-bao-nhieu-164641


Bình yên ai bán tôi mua.
Ai cho tôi lấy, ai thừa tôi xin.

Tìm đâu giữa chốn xập xình.
Nụ hoa tím biếc lung linh sương mờ?

Tìm đâu một sớm tinh mơ.
Thấy mình trẻ dại ngây thơ nói cười.

Chỉ là lời hứa nửa vời.
Mà mình tạc dạ, khắc đời mới ghê.
...
Này em, đừng cứ ủ ê.
Người dưng khác họ, tái tê được gì?

Mình là vườn cải xanh rì.
Trời cao đất rộng thiếu gì bướm ong.

Đừng ngồi trách phận long đong.
Bình yên, hạnh phúc..trong lòng bàn tay!

https://www.facebook.com/profile.php?id=100034397808354


Trời không nắng cũng không mưa
Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung...
Em còn nhớ đến quê không?
Bãi dâu vẫn đợi, dòng sông vẫn chờ
Bâng khuâng câu chuyện tình cờ
Không mong nên hẹn, không ngờ thành thân.
Rất xa bỗng hóa rất gần
Dù chưa gặp mặt một lần, lạ chưa!
Sáng nay Hà Nội giao mùa
Hồ thu, tóc liễu, Tháp Rùa lung linh
Nước non đây nghĩa đây tình
Đọc thơ, em có thấy mình trong Thơ? (Hà Nội 8-1980)
--Hồ Dzếnh

http://chimviet.free.fr/vanhoc/thutu/thutn092_HoDzenh.htm




Crystalline: meaning large single crystals of aggregates of individual crystals. Having the hexagonal shape or habitat of the mineral. (Rose quartz is a minor exception as it rarely forms good crystals.)
...
  • Amethyst: lilac or purple quartz gets its color from an iron impurity (Fe+3), it is the most valuable of the quartz gem stones. The best quality is dark purple with a red-flash. At one time it was one of the most expensive stones on earth, but with the huge finds in the new world (especially Brazil) the price plummeted.
  • Citrene: yellow to orange in color, citrene gets its color from an iron impurity too, and heating amethyst to 550 degrees centigrade converts it to citrene. Subjecting citrene to radiation can re-convert it to amethyst. Heat treated stones tend to have a red-tint. It is sometimes passed off as a form of topaz being called "bahia-topaz" , "golden topaz" or "Madeira topaz". All of these materials a quartz and NOT topaz. Citrene is typically not as expensive as amethyst, so is usually very inexpensive.
  • Smoky Quartz: smoky quartz gets its color from irradiated impurities which have a smoky area around them. The term "cairngorm" is used to describe the variety found in the Cairngorm Mountains of Scotland. It is very inexpensive in cut stones, less than $1 per carat.
  • Rose Quartz: this is one of the more rare types of crystalline quartz, it is usually somewhat cloudy due to the inclusion of rutile crystals. Large cut stones are rare, and even small ones tend to be cloudy looking. It tends to have more value as a carving material.
Cryptocrystalline: masses made up of either fibrous or granular aggregates of quartz. Both are tough and compact, and take a good polish when cabbed.


Chalcedony: the general term used to describe the fibrous variety of cryptocrystalline quartz.
  • Agate: usually a banded material that is translucent and may contain any number of colors or combinations. It may also include members that are non-banded, but contain dendrites in the form of moss or other organic-like structures.
  • Carnelian and Sard: are solid colored, but translucent chalcedony that are in the red to brown end of the spectrum
  • Aventurine : A greenish quartz with fuchite mica or other metallic looking inclusions that make the material "sparkle".
  • Bloodstone : Also known as heliotrope or plasma, is an opaque green chalcedony with red iron oxide inclusions that resemble blood.
  • Chrysophrase: a green variety of chalcedony colored by the element nickel. The best material is now coming from Australia.
  • Onyx: a variety of agate with parallel bands of color that are linear and not in the form of curves. (There is a variety of marble that is sometimes called onyx, but is much softer and easily damaged by acid.)

Jasper, Flint, and Chert are names used to describe some of the varieties of granular quartz.
  • Jasper: it is the granular counterpart of carnelian and sard, and is usually brown, red, yellow, and may have inclusions of metal oxides. The name derived from the Greek and means "spotted stone". Sometimes as parallel lines rather than spots. Several varieties can create what looks like miniature landscape scenes and are often referred to as "picture jaspers".
  • Flint and Chert: non-gem varieties of cryptocrystalline-granular quartz. They chip very easily and thus can be made to hold and edge. Used mainly in the manufacture of arrow heads and stone knives.
http://www.theimage.com/gemstone/quartz/quartz.html

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.