Thursday, December 21, 2017

Crystal Magic Amplifier



Mùa Thu 1792, vua Quang Trung băng hà, triều thần Tây Sơn mới có thể khám phá ra được ý nghĩa của "7 đại tự" kim tuyến thêu trong "chiếc áo" tai ác kia! Theo cách chiết tự và diễn nghĩa từ 7 chữ "Xa Tâm Chiết Trục Ða Ðiền Thử" đã có ý nói rõ: vua Quang Trung chết vào năm Tý.



Vì chữ "Xa" và chữ "Tâm" đem ghép lại là chữ "Huệ"; "Chiết Trục" là gẫy trục; "Thử" là chuột mà chuột là "Tý", hay năm Tý... Như thế, phải chăng từ năm 1790 trở về trước, Càn Long đã đoán được số mạng của vua Quang Trung sẽ mất vào năm Tý?




Chuyện "Chiếc áo ấm" mà Càn Long (vua Thanh) cẩn tặng vua Quang Trung để mặc lúc ngự hàn, là một nghi vấn nằm trong những nghi vấn khác mang tính: "khó tin nhưng có thật", vì chỉ có nó mới có thể nói lên cả một kế hoạch lâu dài của các nhà "lý số" Tàu dưới triều Càn Long quyết hại chết vua ta, để trừ mọi hậu hoạn nơi bờ cõi phương Nam của họ.




Sách "Ngụy Tây Liệt Truyện" của bộ sử ký "Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện", quyển 30 trang 42, các sử quan triều Nguyễn ghi như sau: "Một hôm về chiều, Quang Trung đang ngồi, bỗng xây xẩm tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt mắng rằng: Ông cha ngươi sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân của Chúa, Ngươi sao dám phạm đến lăng tẩm?

Cross watching, I don't respond right away because I'm giving him SPACE. Not seeing anybody else and not interested in anybody else except for my Gemini. Geminis love the chase and don't like someone who is needy and smothering them. Geminis seem to actually like playing a game, but one thing, maybe im doing it too much. Definitely not cheating. Love the communication and both of us allowing the other to have his and her own life. We are working hard on developing something that can last. I'm not sure if he wants us to come together yet like that, Gemini is confusing. Sometimes he wants me to back off and then he's all over me. He's just shown me off to the world finally, but before he was saying he didn't want anybody in his business and talking about him, asking questions. I really care about him. 
... 

Rồi lấy gậy đánh vào trán, Quang Trung mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự, lâu lắm. Lúc tỉnh dậy nhà vua đem việc ấy nói với quan trung thư Trần Văn Kỷ.




Từ đó bịnh chuyển nặng mới triệu quan trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về bàn bạc để dời đô ra đó. Thương nghị chưa xong thì Thế Tổ ta đã lấy lại được Gia Ðịnh, chiếm Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế chấn động.



Quang Trung nghe được lo buồn, bịnh ngày càng kịch liệt...". Ðọc sử Việt Nam, có rất nhiều cách giải thích khác về cái chết của vị anh hùng dân tộc của chúng ta, nhưng không mấy hấp dẫn.



Do đó, người viết phải tìm thấy thêm trong "Ðại Thanh Thực Lục" và "Ðông Hoa Toàn Lục" (Sử Trung Quốc) ghi rằng: "Năm Càn Long thứ 58 (vào tháng 1 năm 1793), Quách Thế Huân khấu báo lên Càn Long là An Nam quốc vương Quang Trung đã chết vì bệnh".




Càn Long, hơi giật mình rồi như đang suy nghiệm một điều gì có thể đúng với dự tính trước đó của ông ta... Phải chăng, vua Thanh đã biết trước được một chuyện gì chăng về cái phải xảy ra với vua Quang Trung?



Theo hắn ta phải sớm hơn... (vì khoảng sáu tháng sau ngày vua Quang Trung băng hà, Càn Long mới biết tin). Tại Bắc kinh, trước lúc đó, Vũ Văn Dũng được tin mật, vị trưởng đoàn sứ thần này xỉu đi... Khi tỉnh lại, liền gấp rút từ tạ vua Thanh mà trở về Phú Xuân ngay.




Vua Quang Trung mất vào mùa Thu 1792, nửa năm sau Mãn Thanh mới biết, và cho người sang báo tang. Sự chậm trễ này không phải do Quách Thế Trung, mà chính do sự sắp đặt của hoàng triều Phú Xuân muốn làm vậy. Trong "Ðông Hoa Toàn Lục", quyển 117, trang 5s, đã ghi lại ý trách móc của Càn Long:



"Quốc Vương Nguyễn Quang Bình đã mất ở Nghệ An vào tháng 9 năm ngoái. Vua Càn Long liền quở trách người đưa tin như thế là quá chậm, chắc bây giờ đã tống táng rồi".




Sự việc rõ ràng bên trong có dụng ý riêng, vì không phải báo về cái chết của Nguyễn Quang Bình chậm, mà còn sai chỗ nữa (Phú Xuân chứ không phải Nghệ An). Mặt khác, Phú Xuân còn cho làm mộ giả của vua bên Hồ Tây để đón sứ thần Mãn Thanh sang phúng điếu.




Sứ Thanh đến, muốn vào thăm Phú Xuân, triều thần Tây Sơn nhất định không cho, còn tìm mọi cách đánh lạc hướng như dẫn họ lên tận Sơn Tây, khi sứ Thanh phát hiện, triều thần Tây Sơn mới chịu dẫn họ trở lại, nhưng chỉ dừng ở Thăng Long mà thôi.




Những việc nhà Thanh làm rất mâu thuẫn và bí mật, nhất là việc đòi phải vào đến tận Phú Xuân xem xét. Năm 1789, chính Thành Lâm không chịu vào Phú Xuân để phong vương cho vua Quang Trung (lần đầu sau khi Phạm Công Trị đóng vua Quang Trung giả), mà chỉ tại Thăng Long.



Viện lý do không được trái lệ thường (Các triều đại trước mỗi khi Trung Hoa cho sứ sang nước ta làm lễ phong vương, đều thực hiện tại Thăng Long theo qui lệ của các vua Trung Hoa), nhưng lần này lại đòi vào tận Phú Xuân để điếu tang.



Tại sao triều thần Tây Sơn không cho Thành lâm vào Phú Xuân? Cũng như vua Quang Trung luôn cho người giả mình để tiếp xúc với nhà Thanh? Tất cả mọi nghi vấn như thế này chỉ có vua Quang Trung và các cận thần của ông ta mới biết!




Ngày nay, chúng ta sao có thể suy đoán rằng: triều thần Tây sơn sợ các thầy địa lý Tàu ếm bùa ếm ngãi nơi mộ vua Quang Trung!(?). Giai đoạn xã hội lúc đó, chuyện xảy ra như thế này không phải là không có.

https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiet-lo-dong-troi-ve-cai-chet-bi-an-cua-vua-quang-trung-697000.html




Trong khi viết cuốn Quang Trung, tôi đã cố công tra cứu nhiều sử sách để mong trả lại sự thực cho một triều đại đã bị xóa mờ. Đến cái chết của vua Quang Trung, tôi lại để ý càng hơn, vì Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), mất năm Nhâm Tí (1792). Thế là mới 40 tuổi, đã ôm chí lớn mà thác!



Trời xanh vội cướp anh hùng! Đất đỏ vùi sâu sự nghiệp! Một người đang hăng khí huyết, đang giàu bão phụ, đang toan tính những chuyện phi thường: quyết vật Mãn Thanh để đòi lại đất hai tỉnh Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây), vậy mà một bệnh đi dài, bỏ lại đằng sau bao cuộc lỡ dở, há chẳng là một mối di hận nghìn thu?



Người sau càng thán phục: cái viễn chí, cái hùng tâm của trang cái thế anh hùng, lại càng ngậm ngùi sửng sốt trước cái chết “không ngờ” của Quang Trung gây bởi bàn ay tàn ác của tạo hóa!



Khi người ta càng muốn biết rõ cái chết ấy ra sao, thì ông Nguyễn Bác Khoa viết trong cuốn Nguyễn Công Trứ, nơi trang 128-129: ‘Bọn lãnh tụ của nông dân vô sản (Tây Sơn) đã lợi dụng trạng thái non yếu của giai cấp mình để mưu đồ tư lợi, nhẩy lên địa vị quý tộc, làm tay sai cho bọn địa chủ, phú thương và sĩ phiệt.



Tuy vậy bọn này cũng vẫn không tín nhiệm hạng “dân cày mới quý tộc hóa” kia. Sợ rằng Nguyễn Huệ lại theo gót chúa Trịnh, thiết lập chế độ quân phiệt độc tài, chúng liền âm mưu đảo chính.



Thấy vua Quang Trung định khuếch trương uy lực quân binh bằng cách dự bị dánh Trung hoa, chúng liền thí sát đi. Sử chép rằng, năm 1792 vua Quang Trung sai sứ sang Tàu xin cầu hôn và xin trả lại cho An nam đất Lưỡng Quảng, “không ngờ thốt nhiên phải bịnh mất”.



“Đấy là một nghi án trong lịch sử Việt Nam…” Rồi tác giả của quyển Nguyễn Công Trứ chừng muốn khám phá cái “nghi án” ấy, bèn nêu giả thuyết này: “theo giả thuyết của chúng tôi thì chính bọn sĩ phiệt quan liêu thời ấy đã mưu sát vua Quang Trung, vì ba lẽ:



   
Chúng muốn cắt đứt từ gốc cuộc chiến tranh với Trung Hoa có hại cho quyền lợi giai cấp địa chủ và phú thương mà chúng đại diện. Chúng muốn chiếm giữ trong tay tất cả chính quyền để thủ tiêu họa quan phiệt.


   
Chúng biết nong dân và đại chúng đang bất mãn vì sự phản bội của Quang Trung, nên sự giết Quang Trung là một hành động chính trị coa tính cách “phỉnh dân” rất lợi ích lợi cho uy danh của chúng”



Giả thuyết ấy của ông Nguyễn bách Khoa có lý hay không, có đứng vững hay không, tôi sẽ nói sau, bây giờ tôi hẫng bàn lại với Nguyễn quân về vấn đề Quang Trung phải chăng bị thí.




Trước hết tôi hãy đính chính hai tiếng “thí sát” mà Nguyễn quân dùng không đúng đã. “Thí” theo nghĩa chữ Nho, là kẻ dưới giết người trên, ví dụ “Tề Thôi Trữ thí kỳ quân” (người Thôi Trữ nước Tề thí vua hắn)



“Sát” nghĩa là giết chết. Giết bằng dao hay gươm, gọi là “sát”. Vậy, khi nói về một ông vua bị thí, chẳng hạn như trường hợp vua Đinh Tiên Hoàng, thì chỉ cần nói là vua Đinh bị Đỗ Thích thí hoặc vua Đinh bị thí bở Đỗ Thích, chứ không cần đèo thêm chữ “sát” cho thừa và không hợp với lối đặt chữ của tiếng hán việt nữa.



Bây giờ trở lại việc vua Quang Trung. Tại sao ông Nguyễn Bách Khoa dám viết rằng:”…Thấy vua Quang Trung định khuếch trương uy lực quân binh bằng cách dự bị đánh Trung Hoa, chúng (ý ông NBK chỉ về bọn địa chủ, phú thương và sĩ phiệt) liền thí sát đi?” đó là vì ông chỉ căn cứ vào một chút sử liệu mong manh trong cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim: “thốt nhiên phải bịnh mất”.



Sự thực có phải thé đâu! Vua Quang Trung có phải chết một cách “thốt nhiên” đâu. Muốn bàn luận chuyện lịch sử, mà chỉ dực vào một cuốn “sử lược” bằng quốc ngữ dùng trong các lớp sơ đẳng thì sao đủ được!



Xin nhớ: kỳ thủy vua Quang Trung phát chứng “huyễn vận”. Mà “huyễn vận” là một thứ bịnh do thiếu máu, bộ tiểu não bị tổn thương và thần kinh suy yếu mà sinh ra. Khi phát, thì trong một lúc, mắt hoa, tri giác mờ tối, không biết gì cả.




Rồi, trong khi đau yếu, vua Quang Trung lo buồn vì việc nước, bịnh tình ngày một nặng, không dậy được nữa. Thế rồi đến ngày 29, tháng 9 năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung băng hà. Để chức thực việc vua Quang Trung bị bịnh rồi mất như thế nào, tôi xin trích dịch đoạn sử chữ nho sau đây:



“Một hôm, buổi chiều, đang ngồi. (Huệ) chợt huyễn vận (nghĩa là hoa mắt và xầm tối mặt mũi)…(lược)… rồi xầm tối gục xuống, hồi lâu mới tỉnh, bèn đem chuyện đã mê ấy nói với trung thư Trần Văn Kỷ. Từ đó bịnh trở nặng. Bèn vời Nghệ An trấn thủ Nguyễn Quang Diệu về, bàn thiên đô ra Nghệ An.



Việc thương nghị ấy thuy chưa ngã ngủ, tin báy giờ vua Thế Tổ (chúa Nguyễn Ánh) ta đã khắc phục Gia Định, thu laji được Bình Thuận, Bình Khang và Diên Khánh: thanh thế lừng lẫy vạng động.



Huệ nghe biết tin đó, đâm lo buồn, bịnh thế ngày một nguy kịch, vời bọn Diệu mà trối trăn rằng: “ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này.




Nay đau ốm, tất không đạy được. Thái tử (Nguyễn Quang Toản) tư thất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ (bấy giờ mới 10 tuổi). Ngoài có quân gia định là quốc thù, mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham cật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính đến cái lo về sau:




Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm dạo thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp Thái Tử, sớm thiên về VĨnh Đô, để khống chế thiên hạ. Bằng chẳng, quân Gia Định kéo đến, thì các người không có chôn đâu!” (dịch theo nguyên văn chữ hán bản trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, sơ tập, quyền 30, tờ 42)




Đó, ông Nguyễn Bách Khoa đã thấy chưa? Vua Quang Trung từ lúc bắt đầu nhuốm bịnh đến lúc bịnh trở nặng, sai người từ Huế ra Nghệ gọi Nguyễn Quang Diệu, rồi Diệu lại từ Nghệ vào Huế bàn việc thiên đô.



Rồi vua Quan Trung lại lo buồn vì việc trong Nam đến nỗi bịnh tình ngày một nguy kịch, rồi lại vời bọn Diệu đến mà dựn bảo công việc thân hậu và quốc gia: như thế phỏng biết bao nhiêu ngày giờ tất cả?



Không kể mọi việc khác, tôi chỉ tính riêng việc từ Huế ra Nghê gọi Diệu rồi Diệu lại từ Nghệ vào Huế xem hết bao nhiêu thì giờ? Nay xin tính theo đường xe lửa từ Vinh vào Huế.




Đường đất đằng dặt dài ấy, cho dẫu bấy giờ có chạy ngựa trạm đi nữa thì cả đi lẫn về hai lượt ít ra cũng tất phải mất bốn ngày kiền kiệt. Sau việc bàn thiên đô chưa xong thì lại mắc phải lo buồn vì việc Gia Định đến nỗi bịnh càng nặng thêm, nên sử thần mới chép rằng: “Bịnh thế nhật kịch”.



Ta nên chú ý vào chữ “nhật” ấy thì biết, vua Quang Trung bấy giờ đang bịnh , lại vì việc nước mà lo buồn, nên bojnh ngày càng hoặc ngày một nguy kịch. Dẫu vậy, nhà vua còn đủ thì giờ mà chiêu tập bọn Nguyễn Quang Diệu đến để trối trăn về việc nước. Như thế, từ lúc nằm bịnh đến lúc tắt nghỉ, ít ra cũng đến bảy ngày.



Vậy xon hỏi: xưa nay có cuộc án sát hay đầu độc nào lại kéo dài thời gian đến thế không? Vả, bấy giờ thế lực nhà Tây Sơn còn đang hùng hậu cường thịnh, ngay cả nhà Mãn Thanh cũng phải nhìn ngó bằng cặp mắt e dè kiêng nẻ kia. Chứng cớ:




Qua năm Quý Sửu (1793), vua Cảnh THịnh sai bọn Ngô Thì Nhậm sang Thanh báo tang và thỉn mệnh. Bọn Nhậm chưa ra khỏi cửa ải, vua Thanh đã trước đơ]jc tin ấy do viên Lưỡng Quảng tổng đốc tâu trình, liền ban chiếu chỉ phong vua Cảnh THịnh là An Nam quốc vương, sai Quảng tây án sát Thành Lâm sang Bắc thành (Hà Nội) tuyên phong.




Vua Cản Thịnh cũng sai người khác giả mạo làm mình mà nhận phong. Sứ Tàu bụng cũng biết thừa là giả dối. (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30, tờ 44a).




Một triều đại còn đáng để cho nước lớn phải nể nang, mà còn trị vì mãi đến năm 1802, nghĩa là còn 9 năm nữa mới đổ, đủ biết lực lượng còn hùng kiện là thé nào.


 


Nếu một khi vua cha bị thí nghịch bởi bọn sĩ phiệt quan liêu như giả thuyết của ông Nguyễn Bách Khoa đã nêu đó thì triều Cảnh Thịnh làm thế nào chẳng có những cuộc bắt bớ đàn áp bọn phạm pháp kia?



Nếu bảo việc mưu sát này là do bọn sĩ phiệt quan liêu như Bùi Đắc Tuyên chẳng hạn gây nên, nên họ, khi đã nắm được quyền chính, vội vùi dập cho trầm “cái án mạng” ấy đi, thì xin thưa:
 


Thí nghịch một ông vua đối với thời xưa đã là một việc trọng đại thay, huống chi ông vua ấy lại là một vị Thái Tổ (vua Quang Trung miếu hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế), một triều đại bọn họ (nếu quả họ có làm việc thí nghịch thật) há lại không biết làm một việc khôn khéo để “che mắt thế gian”, hoặc bắt bớ hoặc chính pháp một vài người nào đó rồi thanh minh lên rằng đã trị tội những phạm nhân rồi?



Vả, nếu Quang Trung quả có sự “bất đắc kỳ tử” ấy thì đến khi viết Đại nam chính biên liệt truyện sơ tập kia, các sử thần nhà Nguyễn còn dè dặt gì, ngần ngại gì mà không nói toạc ra rằng Nguyễn Huệ bị ám sát hoặc bị đầu độc?



Xét những chứng cớ và lý do trên, đủ thấy chỗ ông Nguyễn Bách Khoa nói vua Quang Trung bị thí ấy hoàn toàn trái với lịch sử, không có một chút giá trị gì trước sử học cả.




Một khi sự thực đã rành rành, thì giả thuyết ấy của tác giả Nguyễn Công Trứ không đợi ai đánh cũng từ rầm rầm đổ rồi, co nên tôi nay không cần phải bác “ba lẽ” của Nguyễn quân đã vin ra để gán cho “bọn sĩ phiệt quan liêu thời ấy đã mưu sát vua Quang Trung” nữa.

https://nhatbook-com.cdn.ampproject.org/v/s/nhatbook.com/2019/12/06/cai-chet-cua-vua-quang-trung/amp/?amp_js_v=0.1&usqp=mq331AQFKAGwASA%3D#origin=https%3A%2F%2Fwww.google.com&prerenderSize=1&visibilityState=prerender&paddingTop=32&p2r=0&horizontalScrolling=0&csi=1&aoh=15890980940944&viewerUrl=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2Famp%2Fs%2Fnhatbook.com%2F2019%2F12%2F06%2Fcai-chet-cua-vua-quang-trung%2Famp%2F&history=1&storage=1&cid=1&cap=navigateTo%2Ccid%2CfullReplaceHistory%2Cfragment%2CreplaceUrl

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.