Thursday, December 21, 2017

Law of Attraction




Affirmations do not work if they are merely statements of what you want to be true. Affirmations work only when they are statements of something you already know to be true. The best so-called affirmation is a statement of gratitude and appreciation. “Thank you, God, for bringing me success in my life.” Now, that idea, thought, spoken, and acted upon, produces wonderful results—when it comes from true knowing; not from an attempt to produce results, but from an awareness that results have already been produced.



Đêm 18 tháng 10 năm 1978 Âm lịch tôi chở 16 người qua trạm CA biên phòng để xuống tàu đi vượt biên. Tôi không nhớ nó nhầm ngày mấy tháng mấy dương lịch.


 

Bởi vì lúc đó tôi không có thói quen xem lịch mỗi ngày nhưng cái ngày đó là cái ngày rất quan trọng với bạn tôi và 14 người kia cho nên tôi bắt buộc phải nhớ để mà bày binh bố trận rồi đưa họ ra tàu, sẵn đó tôi dong luôn cho tiện việc sổ sách.



Chuyến đi cũng không mấy gì suông sẻ, cũng sình lên xẹp xuống cũng bị hư máy tàu giữa biển khơi, cũng bị Thái Lan vét sạch sành sanh, cũng lênh đênh trôi nổi, cũng phải mất 7 ngày đêm mới cập được bến Terengganu.




Hôm sau người ta đưa 21 người trên tàu sang tạm trú ở trại ti nạn mới mở có tên là Pulau Bidong cho nên tôi đến đảo đó nhằm ngày nào thiệt tình không nhớ chỉ biết nó là ngày 26-10-1978 âm lịch.



Lúc tôi lên đảo đã có khá đông dân vượt biên đến trước rồi. Chiếc KG 0276 của tôi được xếp thứ 165. Đảo Pulau Bidong không biết nằm về hướng nào của Kuala Terengganu, nhưng tôi chỉ nhớ đi tàu cao tốc của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc chừng một giờ đồng hồ mới tới nơi.



Đảo nhỏ, lúc đó nghe người ta nói diện tích đâu chừng 260 mẫu tây. Nhưng trong ký ức của tôi nó phải lớn hơn nhiều. Tôi đi từ bên nầy qua bên kia từ khu G qua khu F từ bãi sau ra bãi trước, từ hông bên phải qua sườn bên trái chắc chắn nó phải gần 2 cây số cho mỗi chiều. Cái đảo nầy tôi đã sống 18 tháng ở đây, dấu chân tôi in gần hết các lối mòn trên đảo.



Nghe nói sau năm 1975 đã có người Việt Nam trốn CS tới đây rồi nhưng chính thức là ngày 8 tháng 8 năm 1978 thì Cao Ủy mới mướn đảo nầy từ chánh phủ Malaysia để mở ra trại tị nạn Pulau Bidong mà chứa người Việt Nam vượt biển.




Người Tàu gọi ngày đó là ngày "song bát". Bát máu & bát nước mắt của dân tộc tôi. Tôi nhớ không lầm vào khoảng tháng sáu, tháng bảy năm 1979 là thời cao điểm nhất, do phong trào người Hoa đi đăng ký.



Mấy người bạn trong ban điều hành trại cho biết dân tị nạn đã lên đến con số 45.000 người, nhưng không biết Google tìm tài liệu ở đâu mà sụt mất hết 5000 còn chẳn chòi bốn chục ngàn.



Nhưng dù bốn chục ngàn hay bốn mươi lăm ngàn thì nó cũng nói lên đầy đủ cuộc sống chật chội chen lấn của hơn bốn chục ngàn con người đang tụm lại ở bãi trước, nhỏ xíu chỉ lớn hơn cái sân đá banh một ít mà thôi. Phần còn lại của đảo là rừng cây và đá núi.



Trại tị nạn Pulau Bidong chính thức đóng cửa ngày 30 tháng 10 năm 1991. Sau hơn 13 năm mở rộng vòng tay đón dân tị nạn, theo thống kê của Google đã có hơn 1/4 triệu người dừng chân trên đảo, trước khi được nhận đi định cư ở một nước thứ 3.



Rất nhiều người đã viết, đã ghi lại nhiều kỷ niệm của những ngày sống trên đó, mỗi người viết riêng cho hoàn cảnh của mình vậy cho nên những chuyện đó có khi trùng nhau, có khi trái ngược nhau vì mỗi người nhìn sự việc ở một góc độ khác nhau.



Người giàu có, may mắn ra đi suông sẻ thì xem Bidong như là một nơi cắm trại lý tưởng. Mỗi sáng ngồi nhâm nhi cà phê, nghe Thanh Tuyền hát bài Biển Nhớ hay giả biệt Sài Gòn. Ăn trưa xong thì nằm đưa võng kẻo kẹt giữa 2 gốc dừa xem anh đi qua chị đi lại. Ngứa tay thì gầy sòng Domino hay xập xám.




Các anh em ngư phủ thì xách cần câu trèo qua những ngọn đồi, tới cạnh các gành đá buông câu chờ thời như Khương Tử Nha. Người nào ngon lành hơn thì hợp tác với các tay thợ mộc đốn cây, đống một chiếc xuồng nhỏ chèo ra khơi hay qua các đảo lân cận câu cá vừa có ăn còn dư chút đỉnh đem bán lấy tiền mua rượu uống giải sầu.



Nghe người ta kể năm 1979 các tàu đánh cá Mã Lai chở hầu hết các mặt hàng có trên chợ Terengganu đến bán cho dân tị nạn. Thời đó vui lắm người chèo xuồng, kẻ sang bãi, bạn hàng chợ đông vô số cho nên nảy sinh ra nhiều mối tình tréo cẳng ngỗng để rồi khi có tên rời đảo nước mắt lại rơi, tưới ngập rừng thông Bidong làm cho rừng cây trụi lá.



Còn những người nửa thầy nửa thợ, nửa thiếu nợ nửa ăn mày thì mỗi ngày qua trên đảo là một ngày dài vô tận. Hôm nào hăng hái vui vẻ trong lòng thì đi lượm hoặc đốn cây làm củi mong bán được ít đồng để mua trà, cà phê hoặc mua thuốc hút cho đở ghiền.



Còn hôm nào sáng sớm mà nghe rên "Sài Gòn ơi! ... Ta mất người... như người đã mất ta..." Thì cho dù không có cầm điếu thuốc trên tay nhưng mà "khói vẫn làm em cay mắt" rồi nước mắt của anh & em cùng đọng trên mi.




Đảo Bidong giống như một thị trấn lớn đông dân nên có đủ mọi thành phần, mổi thành phần là một thế giới riêng. Cuộc sống của anh thợ hớt tóc khác hơn cô thợ may lại chẳng giống cô chủ quán cà phê "Biển Nhớ" nó lại khác xa chị bạn hàng ngoài chợ chòm hõm.



Nó cũng không an nhàn vui vẻ chờ đi định cư như những người trong ban điều hành trại. Nếu kể rỏ từng thành phần thì có lẻ sẻ viết thành cuốn tiểu thuyết.

 


Vậy thôi tôi sẻ kể các bạn nghe câu chuyện "một ngày như mọi ngày" của một người bình thường ở khu G đầu năm 1980 để các bạn có một khái niệm tổng quát về những người đã từng vượt đại dương cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.




Đầu năm1980 lúc đó không còn cảnh bán buôn ngoài biển vào những buổi tối. Hầu hết đồ ăn, nước uống đều được người Mã Lai cung cấp hoặc qua ngã phát không từ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc hoặc mua lại của ngườ Mã Lai.




Dân tị nạn đa số nhàn rổi đến độ nhàm chán. Sáng sớm nằm trong mùng nghe nhạc, nghe tin tức từ phòng thông tin xong, tôi lồm cồm bò dậy, xếp lại cái mùng lưới.



Hồi mới tới đảo ở đây không có lấy một con muỗi nhưng hơn một năm sau muỗi cũng không sống nổi với CS, chúng đã theo tàu mà vượt biên tới đảo. Họ hàng nhà muỗi cũng đông lắm cho nên không ngủ trong mùng mà nằm ngoài như lúc mới tới hổng chừng bị chúng khiêng đi mất.



Bước ra khỏi cái giường ngủ làm bằng những nhánh cây thông nhỏ đan dính vào nhau, nó còn phản phất hương thơm. Lớp lá thông trên mặt giường tôi đã thay không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa có tên trong danh sách đi định cư.




Ngày nào cũng vậy từ sáng đến chiều tôi đều ngóng cổ, vểnh tai lắng nghe thông báo được phát đi từ phòng thông tin của đảo, hết danh sách được rời đảo tới danh sách những người có thư nhưng số tôi là số con rệp chờ hoài cổ đã dài ra, tai thì rổng nhưng thơ cũng không mà tên mình hình như phái đoàn Mỹ đã bỏ quên trong xó xỉn nào rồi.



Cầm cái ca mủ múc nước rửa mặt. Cái ca đã va chạm hơn năm rồi tuy nó cũng còn mới nhưng mà đã sờn đi nhiều chổ. Xong cái việc mà mọi người phải làm khi thức giấc, tôi đến bên bếp lửa, lửa đã tắt ngủm từ lâu nhưng còn đầy tro tàn, tôi cào bớt tro rồi đem bón vào những gốc dây khổ qua.



Giàn khổ qua trái nhiều vô số, nhiều như nổi khổ chưa qua của những người tị nạn, mỗi ngày ngồi đếm thời gian chậm chạp đi qua trên đảo. Trở lại cái bếp thân yêu, nói cái bếp cho oai chứ thật ra nó chỉ là 3 cục đá được đặt nằm yên trên một cái lổ mốc không sâu mấy. Tôi múc đầy 2/3 ấm nước nhúm lửa nấu mì gói và pha cà phê cho buổi sáng.



Khẩu phần ăn mà Cao Ủy cấp cho dân tị nạn mỗi ngày là một bịch đồ ăn trong đó có 1 gói gạo chừng 1/2 ký, 1 hộp cá mòi, có khi là hộp thịt, 1 hộp đậu, 2 gói mì lâu lâu còn cung cấp thêm bắp cải hay là thịt gà tươi... Mỗi tuần đi lảnh đồ supply 2 lần, nước uống mỗi ngày 1 galon.



Từ ngày người ta cung cấp nước cho dân tị nạn tôi chưa hề đi lảnh bao giờ, bởi vì lúc mới tới đảo chúng tôi đã thay phiên đào vần công mấy cái giếng gần nhà, mà nước giếng trong vắt, sạch vô cùng thì đâu có cần đi lấy nước supply làm gì.
 

Biết đâu mấy thằng trời đánh trong lúc chở nước, chúng nhổ bậy nhồ bạ vài giọt nước miếng vào cái sà lang nước thì khổ, mà nước supply thì có chắc gì sạch đâu. Nó cũng chỉ là nước sông được nhà máy lọc cho bớt cặn mà thôi.




Hồi mới tới đảo tôi cũng thường đến xếp hàng để nhận đồ supply nhưng từ khi bắt đầu lội tàu mua cá, mua hàng rồi chuyển sang chèo xuồng tôi hầu như quên đi việc đó.
 


Thiện đi chung tàu lúc nào cũng lảnh dùm rồi đem về để sẵn trong nhà. Nhưng thiệt tình tôi ít khi rớ tới đồ supply thường thường thì ăn chung với nhà Mỹ Ngọc.



Tuần trước Thiện đi định cư nó vẫn còn nhớ dặn lại tôi: - Ngày thứ ba và thứ sáu nhớ đi nhận đồ supply nghen, rồi muốn đi câu hay đi tắm suối gì thì tùy anh. Nhưng mà những bọc supply còn chất đầy trên kệ nên tôi cũng chưa chịu đi xếp hàng lảnh đồ và cũng không hề để ý xem hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi.




Đang còn nhâm nhi ly cà phê rồi thả hồn mơ mộng nhớ về những ngày vàng son chèo thuyền mua hàng trên biển thì thằng nhóc Lân và con bé Tuyết sang rủ:




- Thầy rảnh hông? Đi phụ em lảnh đồ supply, chị em hôm nay bịnh rồi.

Tôi nhìn chúng cười cười ghẹo:

- Tụi em tuyên thệ rồi nay mai sẻ đi, lảnh đồ thêm nữa làm chi? Ăn không hết chất đống làm mồi cho chuột à?

Lotus Divina


Chuột lúc đó cũng không sống nổi nên đã theo người vượt biển lên đảo, chúng thi đua sanh sôi nảy nở với muỗi, chuột nhiều đến độ Cao Ủy phải treo giải thưởng khuyến khích mọi người diệt chuột để tránh bệnh dịch.



Ý Sáu đến sau lên tiếng: Tuyên thệ rồi cũng phải đi lảnh đồ ăn để phòng hờ chứ thầy. Mình đâu biết chừng nào mới có tên đi. Cái gì cũng phải phòng hờ trước mới được, không lo đến lúc có chuyện thì trở tay không kịp.

 


Người dân Việt Nam bị 2 trận đổi tiền đã rút ra được bài học xương máu cho nên mặc dù đã vượt biên rồi mà vẫn còn ám ảnh, do đó cái gì cũng phải thủ trước.


https://www.facebook.com/annataylormusicangel/


Ba thầy trò mỗi người mang theo một cái bao dầy, thả bộ xuống khu A để xếp hàng nhận đồ supply. Đồ supply được phát theo thứ tự tàu có số nhỏ tới số lớn chiếc tàu của Tuyết Hương đi mang số 369.



Lúc đó những tàu có số thứ tự nhỏ đã đi định cư gần hết rồi chiếc tàu mà tôi đi chỉ còn lại duy nhất mình tôi. Trong khi 2 đứa nhỏ xếp hàng chờ tới phiên chúng thì tôi thả bộ một vòng qua khu chợ, nói là chợ nhưng thật ra người tị nạn chỉ trải những tấm cao su dầy trên cát dọc theo con đường đi, dưới những bóng dừa rợp mát.



Chợ bán đủ cả các mặt hàng. Tôi mua ít con tép vài cái hột gà 2 gói thuốc rồi trở lại vác bao supply cho tụi nhỏ về nhà. Ý Sáu đã nấu sẵn cơm sáng, ăn cơm xong thì cũng chả có chuyện gì để làm nếu không nằm đưa võng dưới gốc cây sau nhà thì leo lên đồi đi tới con suối mà tắm.



Cái võng ở đảo rất quý nó là một mảnh lưới lớn được túm 2 đầu rồi dùng dây mà cột vào 2 thân cây. Còn mấy tay xì thẩu thì đặt mua võng vải nằm êm hơn.




Nhà tôi ở thuộc khu G đường ra bãi sau. Con đường mà mấy tháng trước rộn rịp người qua lại từ chiều tối cho đến nửa khuya, con đường huyết mạch của dân buôn lậu đó, đã di chuyễn một khối lượng hàng hóa khổng lồ cung cấp cho dân tị nạn, nơi đó đã xảy ra không biết bao nhiêu chuyện bi hài của người đi bãi.




Giờ đây nó thật là vắng vẻ, buổi sáng vắng tanh, nắng lên một chút thì mới có vài người đi câu phớt qua còn không thì phải tới trưa nắng mới có người đi tắm suối lai rai. Cái dốc cao người ta đã đào đất làm thành những bậc thang tạm, bây giờ leo lên cũng dễ dàng, trên đầu dốc là 2 ngã rẻ một xuống bãi sau một qua con suối nhỏ.



Bãi sau giờ trống vắng không một bóng người. Có lẻ dân vượt biên còn chưa hoàn hồn sau chuyến hải hành nên hầu như không có người nào đi tắm biển, trưa nắng thì họ kéo nhau ra những gốc cây hoặc siêng lội thì leo dốc mà đi tắm suối.




Buổi chiều cơm nước xong cũng chẳng có việc gì làm nếu không tụ nhau tán dóc thì chung vô mình để khỏi bị muỗi khiêng đi. Tôi vừa sửa soạn lấy mùng ra giăng để tránh muỗi thì thằng nhóc Lân bước vào kéo tay tôi:



- Kể chuyện đời xưa nghe đi thầy.

Tôi từ chối:

- Thôi, tối rồi muỗi cắn chết. Chiều mai đi, còn sớm hổng có muỗi.




Thằng nhóc không chịu:

- Ung muỗi là được rồi, em với chị Hương hốt về một đống lá cây khô kìa.

Tôi chìu nó ra phía sân sau khoảng sân rộng chừng hơn chục thước vuông cái nơi mà trước đó chúng tôi hay bày tiệc nhậu mỗi khi trúng mánh.

 


Hai đứa nó đã gôm một đống lá cây khô. Thấy vậy tôi cũng tìm thêm một ít lá còn ướt để khi đốt lên cho nó có khói, lá khô lúc đốt lên nó sẻ cháy bùng không có khói muỗi sẻ không bay đi.



- Hai đứa muốn nghe chuyện gì đây? Tôi hỏi chúng.

Hai tên nhóc chưa trả lời thì có tiếng con gái nheo nhéo phát ra từ căn nhà trống của Mỹ Ngọc:

- Kể chuyện anh chồng khờ đi thầy.



Tôi giật mình nhìn vào nhà. Tuyết Vân và một cô gái mới đến đảo mấy hôm trước đang ngồi trên chiếc giường trống ngó ra. Tôi làm bộ phớt lờ vừa đốt lá cây vừa hỏi lại Tuyết Hương:

- Mấy đứa muốn nghe chuyện nào?

Con bé làm thinh, suy nghĩ một hồi rồi trả lời:




- Thì chuyện lấy chồng khờ đi.

- Chuyện đó em nghe mấy lần rồi mà.

Tuy là nói vậy nhưng sau khi đốt một điếu thuốc xong tôi cũng bắt đầu kể lại câu chuyện phét mà tôi đã nghe hồi năm nẩm.



Ông bá hộ Bành có bốn người con 3 trai một gái. Anh con trai trưởng thì ăn chơi trác tán cờ bạc, hút xách, rượu chè gái gú đều làm tưới hột sen, cho nên ông Bành không tìm ra được con gái nhà giàu mà cưới để cho môn đăng hổ đối.




Ông bèn rinh về một cô thôn nữ con của một người tá điền. Cô dâu cả của ông giỏi giang quán xuyến việc trong việc ngoài nên ông Bành rất là vừa ý.

 


Thằng con trai kế thì rất ư là hiền, hiền hơn mức cho phép nếu không nói là nó bị bệnh si khờ... Ông cũng đi coi mắt nhiều nơi nhưng mà không có nơi nào đồng ý gả con gái cho thằng con trai khờ của ông.



Thời may có một người tá điền thiếu lúa ruộng ông hai năm liền nên ông đánh tiếng cưới con gái nhà đó để trừ số nợ. Ông cũng không đến nổi keo kiệt mấy nên cho luôn nhà gái mấy mẫu đất đang canh tác.

https://www.instagram.com/dewdropdwelling/ 

Sau khi gã chồng cô con gái duy nhất thì 2 con dâu xảy ra chuyện tranh chấp về tiền bạc. Không muốn gia đạo bất hoà nên ông Bành buộc lòng cho người con kế ra riêng với một số tiền lớn và căn nhà đồ sộ.



Biết con mình khờ khạo bà Bành dặn dò con dâu:

- Chồng con nó khờ lắm, công việc làm ăn con phải từ từ chỉ dẫn cặn kẻ cho nó thì mới được. Chứ nếu ở không mà ăn hoài thì núi cũng phải lở.

Cô con dâu thứ không giỏi tính bằng cô dâu cả nhưng được cái là rất nghe lời mẹ chồng. Đêm đó 2 người thủ thỉ với nhau, chị vợ nói:



- Anh à! Bây giờ mình ra riêng rồi, không còn ăn nhờ tía má nữa vậy anh cũng nên tìm một việc gì mà mần đi.

- Nhưng tui biết mần cái gì bây giờ.

Người vợ suy nghĩ hồi lâu rồi khuyên chồng:




- Chim trời, cá nước thiếu gì anh đặt lờ đặt lọp gì cũng được. Không được nhiều để bán, nếu được ít thì cũng có cá mà ăn khỏi phải mua.




Anh khờ nghe chí lý nên kêu vợ đưa tiền rồi đặt mua một cái lọp. Anh vác lọp đi nửa ngày mà không biết đặt nó ở chổ nào. Trời chiều gần tối anh thấy chim cò bay về đậu đầy trên cây bằng lăng sau vườn, chợt nhớ lời vợ nói "Chim trời, cá nước" anh ta nhủ thầm:
 


- Ở đây chim nhiều quá mình mà đặt cái lọp nầy trên cây thế nào cũng dính chim.

Anh ta treo cái lọp trên cây bằng lăng. Tối về người vợ hỏi:

- Anh đặt cái lọp chổ nào dzậy?



- Tui đặt trên cây bằng lăng sau vườn mình.

Người vợ than trời nhưng cũng cố gắng nhỏ nhẹ nói với chồng:

- Trên cây làm gì có cá? Anh phải tìm chổ nào có khe nước chảy mà đặt lọp chứ.



Anh khờ cải:

- Hổng có cá mà nó có chim.

Mấy hôm liền mà không được con chim nào anh mới chịu nghe lời vợ mình đem cái lọp đi tìm khe nước chảy. Anh đi suốt ngày nhưng cũng không tìm ra chổ có khe nước chảy.
 


Chiều về tới nhà thấy vợ đang tắm trong nhà tắm phía sau nhà, nước ào ào chảy theo đường mương ra ngoài, anh ta mừng quá:

- Thiệt là tình, đi kiếm mòn con mắt mà không thấy, ai dè nó ở ngay sau nhà.

Anh ta lẹ làng đặt cái lọp phía sau nhà tắm của vợ rồi vui vẻ chờ vợ ra khoe:




- Kỳ nầy chắc ăn như bắp, tui y theo lời bà dặn đặt ngay đường nước còn đang chảy ào ào thế nào cũng dính cá.

Chị vợ cũng vui mừng hỏi chồng:

- Anh đặt ở đâu dzị?


- Bí mật...

Sáng hôm sau chị vợ thấy cái lọp nằm chình ình ngay đường mương sau nhà thì tá hỏa tam tinh lắc đầu bái phục ông chồng với "đỉnh cao trí tuệ".

Nhưng chị ta vẫn chưa bỏ cuộc nên tối đó lại thỏ thẻ với chồng:




- Chuyện đồng áng anh không làm được vậy thì đi buôn đi. Đi buôn nhẹ nhàng mà dể có lời hơn.
Anh chồng nghe xong là đã run rồi mới hỏi kỹ vợ:

- Mua cái gì, ở đâu giá cả bao nhiêu phải nói rỏ cho tui biết mới được.

Chị vợ rút kinh nghiệm chuyện đặt lọp nên lần nầy ra chợ dọ giá gà vịt rồi về nhà dặn chồng:
- Anh vô xóm trong ruộng tìm mua gà vịt.
 
https://www.facebook.com/profile.php?id=100008470757951


Con lớn $2 con nhỏ nhỏ $1 đem về, sáng mai tui theo anh ra chợ coi tình hình thể nào rồi mới tùy cơ mà bán lại kiếm lời. Anh ta đi nửa buổi mà không có người nào dám bán gà vịt cho con ông bá hộ cả nên đành thất thiểu ra về.




Khi băng ngang qua đám ruộng anh thấy một bầy le le đang lặng hụp tìm mồi dưới lung. Anh nhìn dáo dác xem coi chủ nó ở đâu, chợt thấy 2 đứa chăn trâu anh mừng quá tiến tới hỏi:

- Bầy vịt của ai dzị?

Hai thằng nhỏ chưng hửng trả lời:


- Vịt trời mà, đâu có chủ.

Anh ta cải lại:

- Vịt trời cũng phải có chủ chứ.



Hai đứa nhỏ cười ngất rồi nói chơi:

- Chủ nó là 2 thằng tui nè. Ngày nào cũng tắm chung với tụi nó.

Anh khờ mừng quá hỏi tới:



- Dzị có bán bầy vịt đó hông? Tui mua hết.

Hai chú nhỏ nhìn nhau cùng cười:

- Ông dám mua thì tụi tui cũng dám bán.



Anh ta đứng đếm bầy vịt, nó nhiều quá dể chừng có tới mấy chục con đếm không xuể. Anh rờ lại trong túi chỉ có $10 nên nói:

- Bầy vịt nhiều quá mà tui chỉ có $10 chắc mua hổng nổi đâu.

Hai đứa bé cũng nói chơi tới bến:



- Mua đi tui bán hết bầy cho ông $10 thôi. Mà ông bắt nó hổng được thì đừng có kêu tui à nghen. Anh ta mừng quá giao tiền cho 2 đứa chăn trâu rồi hăng hái cởi áo lội xuống ao mà bắt vịt trời. Hai đứa chăn trâu lụm tiền xong là leo lên lưng trâu chạy mất còn 2 tên nhóc bạn tui thì ôm bụng cười:




- Ngu gì mà ngu dữ dzị hổng biết...

Cô bạn mới của Tuyết Vân cũng cười nghiêng ngửa rồi nói:

- Tui thà ở giá chứ hổng thèm lấy chồng khờ...




 Đêm 18 tháng 10 năm 1978 Âm lịch tôi chở 16 người qua trạm CA biên phòng để xuống tàu đi vượt biên. Tôi không nhớ nó nhầm ngày mấy tháng mấy dương lịch.




Bởi vì lúc đó tôi không có thói quen xem lịch mỗi ngày nhưng cái ngày đó là cái ngày rất quan trọng với bạn tôi và 14 người kia cho nên tôi bắt buộc phải nhớ để mà bày binh bố trận rồi đưa họ ra tàu, sẵn đó tôi dong luôn cho tiện việc sổ sách.



Chuyến đi cũng không mấy gì suông sẻ, cũng sình lên xẹp xuống cũng bị hư máy tàu giữa biển khơi, cũng bị Thái Lan vét sạch sành sanh, cũng lênh đênh trôi nổi, cũng phải mất 7 ngày đêm mới cập được bến Terengganu.



Hôm sau người ta đưa 21 người trên tàu sang tạm trú ở trại ti nạn mới mở có tên là Pulau Bidong cho nên tôi đến đảo đó nhằm ngày nào thiệt tình không nhớ chỉ biết nó là ngày 26-10-1978 âm lịch..


.
Lúc tôi lên đảo đã có khá đông dân vượt biên đến trước rồi. Chiếc KG 0276 của tôi được xếp thứ 165. Đảo Pulau Bidong không biết nằm về hướng nào của Kuala Terengganu, nhưng tôi chỉ nhớ đi tàu cao tốc của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc chừng một giờ đồng hồ mới tới nơi.



Đảo nhỏ, lúc đó nghe người ta nói diện tích đâu chừng 260 mẫu tây. Nhưng trong ký ức của tôi nó phải lớn hơn nhiều. Tôi đi từ bên nầy qua bên kia từ khu G qua khu F từ bãi sau ra bãi trước, từ hông bên phải qua sườn bên trái chắc chắn nó phải gần 2 cây số cho mỗi chiều. Cái đảo nầy tôi đã sống 18 tháng ở đây, dấu chân tôi in gần hết các lối mòn trên đảo.



Nghe nói sau năm 1975 đã có người Việt Nam trốn CS tới đây rồi nhưng chính thức là ngày 8 tháng 8 năm 1978 thì Cao Ủy mới mướn đảo nầy từ chánh phủ Malaysia để mở ra trại tị nạn Pulau Bidong mà chứa người Việt Nam vượt biển. Người Tàu gọi ngày đó là ngày "song bát".  Bát máu & bát nước mắt của dân tộc tôi.



Tôi nhớ không lầm vào khoảng tháng sáu, tháng bảy năm 1979 là thời cao điểm nhất, do phong trào người Hoa đi đăng ký. Mấy người bạn trong ban điều hành trại cho biết dân tị nạn đã lên đến con số 45.000 người, nhưng không biết Google tìm tài liệu ở đâu mà sụt mất hết 5000 còn chẳn chòi bốn chục ngàn.




Nhưng dù bốn chục ngàn hay bốn mươi lăm ngàn thì nó cũng nói lên đầy đủ cuộc sống chật chội chen lấn của hơn bốn chục ngàn con người đang tụm lại ở bãi trước, nhỏ xíu chỉ lớn hơn cái sân đá banh một ít mà thôi. Phần còn lại của đảo là rừng cây và đá núi.



Trại tị nạn Pulau Bidong chính thức đóng cửa ngày 30 tháng 10 năm 1991. Sau hơn 13 năm mở rộng vòng tay đón dân tị nạn, theo thống kê của Google đã có hơn 1/4 triệu người dừng chân trên đảo, trước khi được nhận đi định cư ở một nước thứ 3.



Rất nhiều người đã viết, đã ghi lại nhiều kỷ niệm của những ngày sống trên đó, mỗi người viết riêng cho hoàn cảnh của mình vậy cho nên những chuyện đó có khi trùng nhau, có khi trái ngược nhau vì mỗi người nhìn sự việc ở một góc độ khác nhau.



Người giàu có, may mắn ra đi suông sẻ thì xem Bidong như là một nơi cắm trại lý tưởng. Mỗi sáng ngồi nhâm nhi cà phê, nghe Thanh Tuyền hát bài Biển Nhớ hay giả biệt Sài Gòn. Ăn trưa xong thì nằm đưa võng kẻo kẹt giữa 2 gốc dừa xem anh đi qua chị đi lại. Ngứa tay thì gầy sòng Domino hay xập xám...



Các anh em ngư phủ thì xách cần câu trèo qua những ngọn đồi, tới cạnh các gành đá buông câu chờ thời như Khương Tử Nha...




Người nào ngon lành hơn thì hợp tác với các tay thợ mộc đốn cây, đống một chiếc xuồng nhỏ chèo ra khơi hay qua các đảo lân cận câu cá vừa có ăn còn dư chút đỉnh đem bán lấy tiền mua rượu uống giải sầu...



Nghe người ta kể năm 1979 các tàu đánh cá Mã Lai chở hầu hết các mặt hàng có trên chợ Terengganu đến bán cho dân tị nạn. Thời đó vui lắm người chèo xuồng, kẻ sang bãi, bạn hàng chợ đông vô số cho nên nảy sinh ra nhiều mối tình tréo cẳng ngỗng để rồi khi có tên rời đảo nước mắt lại rơi, tưới ngập rừng thông Bidong làm cho rừng cây trụi lá...



Còn những người nửa thầy nửa thợ, nửa thiếu nợ nửa ăn mày thì mỗi ngày qua trên đảo là một ngày dài vô tận. Hôm nào hăng hái vui vẻ trong lòng thì đi lượm hoặc đốn cây làm củi mong bán được ít đồng để mua trà, cà phê hoặc mua thuốc hút cho đở ghiền...



Còn hôm nào sáng sớm mà nghe rên "Sài Gòn ơi! ... Ta mất người... như người đã mất ta..." Thì cho dù không có cầm điếu thuốc trên tay nhưng mà "khói vẫn làm em cay mắt" rồi nước mắt của anh & em cùng đọng trên mi.




Đảo Bidong giống như một thị trấn lớn đông dân nên có đủ mọi thành phần, mổi thành phần là một thế giới riêng. Cuộc sống của anh thợ hớt tóc khác hơn cô thợ may lại chẳng giống cô chủ quán cà phê "Biển Nhớ" nó lại khác xa chị bạn hàng ngoài chợ chòm hõm.



Nó cũng không an nhàn vui vẻ chờ đi định cư như những người trong ban điều hành trại...Nếu kể rỏ từng thành phần thì có lẻ sẻ viết thành cuốn tiểu thuyết, vậy thôi tôi sẻ kể các bạn nghe câu chuyện "một ngày như mọi ngày" của một người bình thường ở khu G đầu năm 1980 để các bạn có một khái niệm tổng quát về những người đã từng vượt đại dương cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.




Đầu năm1980 lúc đó không còn cảnh bán buôn ngoài biển vào những buổi tối. Hầu hết đồ ăn, nước uống đều được người Mã Lai cung cấp hoặc qua ngã phát không từ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc hoặc mua lại của ngườ Mã Lai.




Dân tị nạn đa số nhàn rổi đến độ nhàm chán. Sáng sớm nằm trong mùng nghe nhạc, nghe tin tức từ phòng thông tin xong, tôi lồm cồm bò dậy, xếp lại cái mùng lưới.



Hồi mới tới đảo ở đây không có lấy một con muỗi nhưng hơn một năm sau muỗi cũng không sống nổi với CS, chúng đã theo tàu mà vượt biên tới đảo. Họ hàng nhà muỗi cũng đông lắm cho nên không ngủ trong mùng mà nằm ngoài như lúc mới tới hổng chừng bị chúng khiêng đi mất.



Bước ra khỏi cái giường ngủ làm bằng những nhánh cây thông nhỏ đan dính vào nhau, nó còn phản phất hương thơm. Lớp lá thông trên mặt giường tôi đã thay không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa có tên trong danh sách đi định cư.




Ngày nào cũng vậy từ sáng đến chiều tôi đều ngóng cổ, vểnh tai lắng nghe thông báo được phát đi từ phòng thông tin của đảo, hết danh sách được rời đảo tới danh sách những người có thư nhưng số tôi là số con rệp chờ hoài cổ đã dài ra, tai thì rổng nhưng thơ cũng không mà tên mình hình như phái đoàn Mỹ đã bỏ quên trong xó xỉn nào rồi.



Cầm cái ca mủ múc nước rửa mặt. Cái ca đã va chạm hơn năm rồi tuy nó cũng còn mới nhưng mà đã sờn đi nhiều chổ. Xong cái việc mà mọi người phải làm khi thức giấc, tôi đến bên bếp lửa, lửa đã tắt ngủm từ lâu nhưng còn đầy tro tàn, tôi cào bớt tro rồi đem bón vào những gốc dây khổ qua.



Giàn khổ qua trái nhiều vô số, nhiều như nổi khổ chưa qua của những người tị nạn, mỗi ngày ngồi đếm thời gian chậm chạp đi qua trên đảo. Trở lại cái bếp thân yêu, nói cái bếp cho oai chứ thật ra nó chỉ là 3 cục đá được đặt nằm yên trên một cái lổ mốc không sâu mấy.



Tôi múc đầy 2/3 ấm nước nhúm lửa nấu mì gói và pha cà phê cho buổi sáng. Khẩu phần ăn mà Cao Ủy cấp cho dân tị nạn mỗi ngày là một bịch đồ ăn trong đó có 1 gói gạo chừng 1/2 ký, 1 hộp cá mòi, có khi là hộp thịt, 1 hộp đậu, 2 gói mì lâu lâu còn cung cấp thêm bắp cải hay là thịt gà tươi... Mỗi tuần đi lảnh đồ supply 2 lần, nước uống mỗi ngày 1 galon.



Từ ngày người ta cung cấp nước cho dân tị nạn tôi chưa hề đi lảnh bao giờ, bởi vì lúc mới tới đảo chúng tôi đã thay phiên đào vần công mấy cái giếng gần nhà, mà nước giếng trong vắt, sạch vô cùng thì đâu có cần đi lấy nước supply làm gì.




Biết đâu mấy thằng trời đánh trong lúc chở nước, chúng nhổ bậy nhồ bạ vài giọt nước miếng vào cái sà lang nước thì khổ, mà nước supply thì có chắc gì sạch đâu. Nó cũng chỉ là nước sông được nhà máy lọc cho bớt cặn mà thôi.




Hồi mới tới đảo tôi cũng thường đến xếp hàng để nhận đồ supply nhưng từ khi bắt đầu lội tàu mua cá, mua hàng rồi chuyển sang chèo xuồng tôi hầu như quên đi việc đó. Thiện đi chung tàu lúc nào cũng lảnh dùm rồi đem về để sẵn trong nhà. Nhưng thiệt tình tôi ít khi rớ tới đồ supply thường thường thì ăn chung với nhà Mỹ Ngọc.



Tuần trước Thiện đi định cư nó vẫn còn nhớ dặn lại tôi: - Ngày thứ ba và thứ sáu nhớ đi nhận đồ supply nghen, rồi muốn đi câu hay đi tắm suối gì thì tùy anh. Nhưng mà những bọc supply còn chất đầy trên kệ nên tôi cũng chưa chịu đi xếp hàng lảnh đồ và cũng không hề để ý xem hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi.




Đang còn nhâm nhi ly cà phê rồi thả hồn mơ mộng nhớ về những ngày vàng son chèo thuyền mua hàng trên biển thì thằng nhóc Lân và con bé Tuyết sang rủ:




- Thầy rảnh hông? Đi phụ em lảnh đồ supply, chị em hôm nay bịnh rồi.

Tôi nhìn chúng cười cười ghẹo:

- Tụi em tuyên thệ rồi nay mai sẻ đi, lảnh đồ thêm nữa làm chi? Ăn không hết chất đống làm mồi cho chuột à?



Chuột lúc đó cũng không sống nổi nên đã theo người vượt biển lên đảo, chúng thi đua sanh sôi nảy nở với muỗi, chuột nhiều đến độ Cao Ủy phải treo giải thưởng khuyến khích mọi người diệt chuột để tránh bệnh dịch.
  


Ý Sáu đến sau lên tiếng: Tuyên thệ rồi cũng phải đi lảnh đồ ăn để phòng hờ chứ thầy. Mình đâu biết chừng nào mới có tên đi. Cái gì cũng phải phòng hờ trước mới được, không lo đến lúc có chuyện thì trở tay không kịp.




Người dân Việt Nam bị 2 trận đổi tiền đã rút ra được bài học xương máu cho nên mặc dù đã vượt biên rồi mà vẫn còn ám ảnh, do đó cái gì cũng phải thủ trước.




Ba thầy trò mỗi người mang theo một cái bao dầy, thả bộ xuống khu A để xếp hàng nhận đồ supply. Đồ supply được phát theo thứ tự tàu có số nhỏ tới số lớn chiếc tàu của Tuyết Hương đi mang số 369.



Lúc đó những tàu có số thứ tự nhỏ đã đi định cư gần hết rồi chiếc tàu mà tôi đi chỉ còn lại duy nhất mình tôi. Trong khi 2 đứa nhỏ xếp hàng chờ tới phiên chúng thì tôi thả bộ một vòng qua khu chợ.

 

Nói là chợ nhưng thật ra người tị nạn chỉ trải những tấm cao su dầy trên cát dọc theo con đường đi, dưới những bóng dừa rợp mát. Chợ bán đủ cả các mặt hàng. Tôi mua ít con tép vài cái hột gà 2 gói thuốc rồi trở lại vác bao supply cho tụi nhỏ về nhà.



Ý Sáu đã nấu sẵn cơm sáng, ăn cơm xong thì cũng chả có chuyện gì để làm nếu không nằm đưa võng dưới gốc cây sau nhà thì leo lên đồi đi tới con suối mà tắm.




Cái võng ở đảo rất quý nó là một mảnh lưới lớn được túm 2 đầu rồi dùng dây mà cột vào 2 thân cây. Còn mấy tay xì thẩu thì đặt mua võng vải nằm êm hơn.




Nhà tôi ở thuộc khu G đường ra bãi sau. Con đường mà mấy tháng trước rộn rịp người qua lại từ chiều tối cho đến nửa khuya, con đường huyết mạch của dân buôn lậu đó, đã di chuyễn một khối lượng hàng hóa khổng lồ cung cấp cho dân tị nạn, nơi đó đã xảy ra không biết bao nhiêu chuyện bi hài của người đi bãi...




Giờ đây nó thật là vắng vẻ, buổi sáng vắng tanh, nắng lên một chút thì mới có vài người đi câu phớt qua còn không thì phải tới trưa nắng mới có người đi tắm suối lai rai...



Cái dốc cao người ta đã đào đất làm thành những bậc thang tạm, bây giờ leo lên cũng dễ dàng, trên đầu dốc là 2 ngã rẻ một xuống bãi sau một qua con suối nhỏ...



Bãi sau giờ trống vắng không một bóng người. Có lẻ dân vượt biên còn chưa hoàn hồn sau chuyến hải hành nên hầu như không có người nào đi tắm biển, trưa nắng thì họ kéo nhau ra những gốc cây hoặc siêng lội thì leo dốc mà đi tắm suối...



Buổi chiều cơm nước xong cũng chẳng có việc gì làm nếu không tụ nhau tán dóc thì chung vô mình để khỏi bị muỗi khiêng đi. Tôi vừa sửa soạn lấy mùng ra giăng để tránh muỗi thì thằng nhóc Lân bước vào kéo tay tôi:



- Kể chuyện đời xưa nghe đi thầy.

Tôi từ chối:

- Thôi, tối rồi muỗi cắn chết. Chiều mai đi, còn sớm hổng có muỗi...




Thằng nhóc không chịu:

- Ung muỗi là được rồi, em với chị Hương hốt về một đống lá cây khô kìa.

Tôi chìu nó ra phía sân sau khoảng sân rộng chừng hơn chục thước vuông cái nơi mà trước đó chúng tôi hay bày tiệc nhậu mỗi khi trúng mánh. Hai đứa nó đã gôm một đống lá cây khô.

 
Thấy vậy tôi cũng tìm thêm một ít lá còn ướt để khi đốt lên cho nó có khói, lá khô lúc đốt lên nó sẻ cháy bùng không có khói muỗi sẻ không bay đi...



- Hai đứa muốn nghe chuyện gì đây? Tôi hỏi chúng.

Hai tên nhóc chưa trả lời thì có tiếng con gái nheo nhéo phát ra từ căn nhà trống của Mỹ Ngọc: Kể chuyện anh chồng khờ đi thầy.

Tôi giật mình nhìn vào nhà. Tuyết Vân và một cô gái mới đến đảo mấy hôm trước đang ngồi trên chiếc giường trống ngó ra. Tôi làm bộ phớt lờ vừa đốt lá cây vừa hỏi lại Tuyết Hương:



- Mấy đứa muốn nghe chuyện nào?

Con bé làm thinh, suy nghĩ một hồi rồi trả lời:

- Thì chuyện lấy chồng khờ đi.



- Chuyện đó em nghe mấy lần rồi mà.

Tuy là nói vậy nhưng sau khi đốt một điếu thuốc xong tôi cũng bắt đầu kể lại câu chuyện phét mà tôi đã nghe hồi năm nẩm...



Ông bá hộ Bành có bốn người con 3 trai một gái. Anh con trai trưởng thì ăn chơi trác tán cờ bạc, hút xách, rượu chè gái gú đều làm tưới hột sen, cho nên ông Bành không tìm ra được con gái nhà giàu mà cưới để cho môn đăng hổ đối.




Ông bèn rinh về một cô thôn nữ con của một người tá điền. Cô dâu cả của ông giỏi giang quán xuyến việc trong việc ngoài nên ông Bành rất là vừa ý.


 

Thằng con trai kế thì rất ư là hiền, hiền hơn mức cho phép nếu không nói là nó bị bệnh si khờ... Ông cũng đi coi mắt nhiều nơi nhưng mà không có nơi nào đồng ý gả con gái cho thằng con trai khờ của ông.



Thời may có một người tá điền thiếu lúa ruộng ông hai năm liền nên ông đánh tiếng cưới con gái nhà đó để trừ số nợ. Ông cũng không đến nổi keo kiệt mấy nên cho luôn nhà gái mấy mẫu đất đang canh tác.



Sau khi gã chồng cô con gái duy nhất thì 2 con dâu xảy ra chuyện tranh chấp về tiền bạc. Không muốn gia đạo bất hoà nên ông Bành buộc lòng cho người con kế ra riêng với một số tiền lớn và căn nhà đồ sộ.



Biết con mình khờ khạo bà Bành dặn dò con dâu: Chồng con nó khờ lắm, công việc làm ăn con phải từ từ chỉ dẫn cặn kẻ cho nó thì mới được. Chứ nếu ở không mà ăn hoài thì núi cũng phải lở.
 


Cô con dâu thứ không giỏi tính bằng cô dâu cả nhưng được cái là rất nghe lời mẹ chồng. Đêm đó 2 người thủ thỉ với nhau, chị vợ nói:
 


- Anh à! Bây giờ mình ra riêng rồi, không còn ăn nhờ tía má nữa vậy anh cũng nên tìm một việc gì mà mần đi.

- Nhưng tui biết mần cái gì bây giờ.

Người vợ suy nghĩ hồi lâu rồi khuyên chồng:



- Chim trời, cá nước thiếu gì anh đặt lờ đặt lọp gì cũng được. Không được nhiều để bán, nếu được ít thì cũng có cá mà ăn khỏi phải mua.




Anh khờ nghe chí lý nên kêu vợ đưa tiền rồi đặt mua một cái lọp. Anh vác lọp đi nửa ngày mà không biết đặt nó ở chổ nào. Trời chiều gần tối anh thấy chim cò bay về đậu đầy trên cây bằng lăng sau vườn, chợt nhớ lời vợ nói "Chim trời, cá nước" anh ta nhủ thầm:



- Ở đây chim nhiều quá mình mà đặt cái lọp nầy trên cây thế nào cũng dính chim.

Anh ta treo cái lọp trên cây bằng lăng. Tối về người vợ hỏi:

- Anh đặt cái lọp chổ nào dzậy?



- Tui đặt trên cây bằng lăng sau vườn mình.

Người vợ than trời nhưng cũng cố gắng nhỏ nhẹ nói với chồng:

- Trên cây làm gì có cá? Anh phải tìm chổ nào có khe nước chảy mà đặt lọp chứ.
Anh khờ cải:



- Hổng có cá mà nó có chim.

Mấy hôm liền mà không được con chim nào anh mới chịu nghe lời vợ mình đem cái lọp đi tìm khe nước chảy. Anh đi suốt ngày nhưng cũng không tìm ra chổ có khe nước chảy.

Chiều về tới nhà thấy vợ đang tắm trong nhà tắm phía sau nhà, nước ào ào chảy theo đường mương ra ngoài, anh ta mừng quá:
 


- Thiệt là tình, đi kiếm mòn con mắt mà không thấy, ai dè nó ở ngay sau nhà.

Anh ta lẹ làng đặt cái lọp phía sau nhà tắm của vợ rồi vui vẻ chờ vợ ra khoe:

- Kỳ nầy chắc ăn như bắp, tui y theo lời bà dặn đặt ngay đường nước còn đang chảy ào ào thế nào cũng dính cá.



Chị vợ cũng vui mừng hỏi chồng:

- Anh đặt ở đâu dzị?

- Bí mật...



Sáng hôm sau chị vợ thấy cái lọp nằm chình ình ngay đường mương sau nhà thì tá hỏa tam tinh lắc đầu bái phục ông chồng với "đỉnh cao trí tuệ".

Nhưng chị ta vẫn chưa bỏ cuộc nên tối đó lại thỏ thẻ với chồng:

- Chuyện đồng áng anh không làm được vậy thì đi buôn đi. Đi buôn nhẹ nhàng mà dể có lời hơn.
Anh chồng nghe xong là đã run rồi mới hỏi kỹ vợ:




- Mua cái gì, ở đâu giá cả bao nhiêu phải nói rỏ cho tui biết mới được.

Chị vợ rút kinh nghiệm chuyện đặt lọp nên lần nầy ra chợ dọ giá gà vịt rồi về nhà dặn chồng:

- Anh vô xóm trong ruộng tìm mua gà vịt. Con lớn $2 con nhỏ nhỏ $1 đem về, sáng mai tui theo anh ra chợ coi tình hình thể nào rồi mới tùy cơ mà bán lại kiếm lời.



Anh ta đi nửa buổi mà không có người nào dám bán gà vịt cho con ông bá hộ cả nên đành thất thiểu ra về. Khi băng ngang qua đám ruộng anh thấy một bầy le le đang lặng hụp tìm mồi dưới lung. Anh nhìn dáo dác xem coi chủ nó ở đâu, chợt thấy 2 đứa chăn trâu anh mừng quá tiến tới hỏi:


- Bầy vịt của ai dzị?

Hai thằng nhỏ chưng hửng trả lời:

- Vịt trời mà, đâu có chủ.



Anh ta cải lại:

- Vịt trời cũng phải có chủ chứ.

Hai đứa nhỏ cười ngất rồi nói chơi:



- Chủ nó là 2 thằng tui nè. Ngày nào cũng tắm chung với tụi nó.

Anh khờ mừng quá hỏi tới:

- Dzị có bán bầy vịt đó hông? Tui mua hết.



Hai chú nhỏ nhìn nhau cùng cười:

- Ông dám mua thì tụi tui cũng dám bán.

Anh ta đứng đếm bầy vịt, nó nhiều quá dể chừng có tới mấy chục con đếm không xuể. Anh rờ lại trong túi chỉ có $10 nên nói:

 


- Bầy vịt nhiều quá mà tui chỉ có $10 chắc mua hổng nổi đâu.

Hai đứa bé cũng nói chơi tới bến:

- Mua đi tui bán hết bầy cho ông $10 thôi. Mà ông bắt nó hổng được thì đừng có kêu tui à nghen. Anh ta mừng quá giao tiền cho 2 đứa chăn trâu rồi hăng hái cởi áo lội xuống ao mà bắt vịt trời. Hai đứa chăn trâu lụm tiền xong là leo lên lưng trâu chạy mất còn 2 tên nhóc bạn tui thì ôm bụng cười:



- Ngu gì mà ngu dữ dzị hổng biết...

Cô bạn mới của Tuyết Vân cũng cười nghiêng ngửa rồi nói:

- Tui thà ở giá chứ hổng thèm lấy chồng khờ...



Buồn Lâu Bi Đát người ơi. Ngọc đi mất biệt kiu Chời thấu không? Thầy Long sớm ngóng chiều trông. Cò bay xa lắc biết lòng người thương.




Hôm nay đọc bài viết của bạn thời kỳ ở đảo, mình muốn hỏi bạn xem có biết ai tên Mã Quốc Vinh và Mã Quốc Lộc hay không ? Một đứa là em ruột mình, một đứa là em chú bác mình, cả 2 đứa cùng ra đi một lượt khoảng năm 79-80.




Khởi hành từ Vũng Tàu, chỉ nghe nói là vì uống nước biển nên khi lên đảo Bidong đã bị chói nước chết nhưng 1 đứa là Quốc Lộc thì có mồ chôn ở đảo, còn đứa em ruột mình thì không có mồ chôn và cũng không có tên trong danh sách ở đảo.

 


Vậy nếu có biết gì về việc mất tích Lanh cho mình biết với. Gởi lời thăm bạn và gia đình. Chúc sức khỏe. Chuyện của LN ở đảo Biđông cũng không khác gì chuyện của tôi ở Songkla Thái Lan.Hẹn kỳ tới CRD se kẻ cho cćc bạn nghe.




Như vậy LN đến trước trước tôi nữa năm, đúng ngày 30-4-79 gia đình tôi đến đảo. Ở đảo khoản 3 tháng, tôi có danh sách đi Canada. Trong khoản thời gian nầy Dương Khả Ái và cả Cà Ri Dê nữa đã tới đảo.




Nếu lúc trước đi thanh tra các trường ở miệt thứ mà gặp được LN thì ở đảo tôi có cá ăn, khỏi phải ăn cá mòi ngứa ngái cả mình mẩy. Khi ở đảo có người chết, ban quản trị trại báo với đồn CS Mã Lai để làm thủ tục chôn cất.

 


Người chết được CS Mã dùng tàu nhỏ đi cùng đại diện tàu và vài người thân sang bên đảo nhỏ đối diện đảo Bidong chôn cất, tôi đã đi dự 2 đám ma của tàu tôi . Như vậy những người chết trên đảo đều ghi vào sổ bộ, vậy em của Mã Quốc Thái không phải c hết trên đảo.



Nè CRD đừng có cải chính trên comment, có giỏi hãy nói rõ là tại làm sao CRD không tới Bidong cho đọc giả TH rõ. CÀRIDÊ đến Songkla Thái Lan vào tháng 6- 1980.
 


Định cư Canada đúng vào ngày1- 1-1981.Chuyện vượt biên là chuyện 1001 đêm của Việt Nam.Trước khi vượt biên thành công ,CRD bị nhốt 9tháng vì bị chụp mũ trong lúc đóng ghe,do đó có kinh nghiệm vượt biên đầy đủ.

 


Đã nói là chuyện 1001đêm mà,đêm 30 thang 4,tôi nói với TQN là tôi sẻ đi.Tôi bắt đài BBC hằng ngày để theo dõi.Được tin cao ủy mở cửa Biđong,cho thằng em và đứa con trai đi trước.
 


Sau đó Songkla mở cửa .Biết Songkla không phải đảo,tôi nghĩ ở Songkla cao ủy dễcung cấp nước và thức ăn:y chang.Gạo,cá,gà,than,dầu ăn,heo,bò ăn thoải mái(không có dê !)



Cám ơn SB, thầy Cà Ri Dê và các Sư Huynh đệ đã ghé thăm đảo Pulau Bidong. Cuộc vượt biển của người Việt Nam rất ư là dể chết. Có người nói chết hơn phân nửa nhưng theo tui thì chắc khoảng 1/8 tới 1/4 là cùng.




Em của Thái có lẻ đã mất trên đường đi. Như SB nói tất cả những sự việc lớn nhỏ xảy ra trên đảo đều có ghi lại. Đảo tha ma đối diện với đảo Bidong sau nầy người ta không chôn người chết nữa vì thân nhân phàn nàn không thể đi cúng kiến hay tảo mộ được cho nên sau đó họ chôn người chết trên đồi tôn giáo ở khu F.



Nếu có dịp viếng lại Bidong mình sẻ tìm xem có bia mộ nào họ Mã không, nếu có sẻ thắp một nén hương dùm bạn...Câu chuyện mà tôi sắp kể tới đây là "7 ngày đêm lênh đênh trên biển" bạn có thể hình dung được tại sao người vượt biển đã bỏ mình trên đại dương LN.



Từ ấy trong tui buồn thấy mẹ

Mật trời chân lý bỗng đen thui

Cột đèn Chợ Lớn than như bọng



Không đưọc ra đi bỗng ngậm ngùi

Tiếng quốc bên cầu kêu khản cổ

Bi Đông bi đát có gì vui



Tên em Mỹ Ngọc lên trên list

Bỏ lại Thầy Long đứng sụt sùi.

LN mở màn nói về vượt biển,chắc cô bang chủ phải làm việc mệt nhọc lắm.Chúc cô khỏe để chuẩn bị tinh thần.TVH



Lanh thân mến, Xin Chào Lanh và các bạn thân mến, Xin dựa ý đoản văn của Nguyễn Lanh ,Xin gởi các bạn bài thơ :Một ngày trên đảo Bidong.




Một ngày trên Bidong,
Qua quãng đời Tỵ nạn.
Còn ai nhớ gì không?

 


Tôi nhớ Đồi Công Giáo!
Khu ÉP lên dốc cao. (*)
Những nắm mồ hoang lạnh!
 

Tôi nhớ con tàu sắt.
Mang mã số Trà vinh (*)
Hơn ba trăm người trên ấy,
 

Đang vùi thây trên Bidong!
Tôi nhớ và nhớ rất nhiều,
Từng buổi chiều ra bãi trước,

 


Nhớ về non nước tôi.
Tôi buồn tôi tự hỏi????
Vì sao tôi ra đi???!

 


Những ngày trên Bidong,

Suy tư thêm lắng đọng.
Thương non nước diệt vong! 

(*): Khu F;Tàu TV 148 và tượng Ông già tỵ nạn đang cứu người cùng lâm nạn. KIM KHÁNH
http://lyhuong-rachgia.blogspot.com/2015/10/mot-ngay-tren-ao-pulau-bidong.html?m=1




Please continue to write and share your comments.  We have great discussion and over 250+ stories shared!  I read these comments to my parents fairly often and it usually sparks a fantastic discussion about their past life as Vietnamese Boat People.



Although I have never set foot on Pulau Bidong, my parents have experienced hardships that they will remained ingrained for the rest of their lives.  They constantly re-tell stories and re-count memories of what it was like in Pulau Bidong, Malaysia during their time at the refugee camp in 1978-1979.




Their stories are tragic and I wanted to share their story as “Vietnamese Boat People” to the world.
 


I saw a huge interest on the internet in talking and connecting with other Pulau Bidong ex-refugees when I googled “Pulau Bidong” so I decided to create this blog to see if others can connect with their long lost neighbors and friends of Bidong Island.



A picture of my parents and my brother. It was very expensive for them to take this picture ($2), but today, they are glad of having taken it! A picture of my parents and my brother. It was very expensive for them to take this picture at the time ($2), but are very glad to have memories today.



My parents fled Southern Vietnam (Ca Mau) after the Vietnam War in late 1978 when they were forced to leave because of all the hatred towards the Chinese people.  The Chinese who did stay back, were persecuted by the locals.




My parents, along with my uncles and aunts were fortunate to acquire a boat, a compass, and a map for their journey. My parents, along with the rest of my family and some friends had no set destination in mind.




They only knew that they wanted to flee and secure freedom.  They wanted to leave as quickly as they could, to find the freedom that the other millions of Chinese Vietnamese people who fled during the same time were looking for.




My parents abandoned their house, all of their belongings, important mementos including their wedding photos in hope to flee the communist country.  They took only what was most important to them because of the limited space they had.




The most valuable thing my mom brought with her was her diamond ring which my dad bought for her for their wedding. With the only basic navigation tools of a map and compass, they sailed to the closest country with hopes that they will accept the refugees.



My parents recall sailing in rough waters and extremely cramped quarters before seeing the coastline. They landed in Kuala Terengganu, Malaysia, a few days later, but was told to go to Pulau Bidong where a refugee camp was set up.




There were many pirates who stole my parents siblings’ things such as their guitar, jewelery, and other valuable things.  Luckily, my mom hid her wedding ring inside the waistband of her pants and the pirates never got to it.  The pirates did not care who you were or what your purpose here was for.




They only had a few things in mind, to rob, rape, beat and murder the Vietnamese Boat People who were going through hunger and sea sickness.  Finally, after what was a horrendous, long boat ride and with many people sick, throwing up on themselves, they landed on the island of Pulau Bidong off the coast of Malaysia on 10/22/1978.



My parents recall having to purposely sink the boat they sailed in so that they were allowed in, otherwise, they kept giving them the runaround to go sail to another location.  Upon arrival, they found out that they were boat #91 to arrive at Pulau Bidong on the boat called MH 375 (Minh Hai 375).




Because they were one of the first wave of Vietnamese Boat People there, resources were scarce and living areas were barren.  Each family was put through the ultimate test of Darwinism.  My dad along with my uncles had to build their own houses out of wood from the forest, some rope they had found and some blue tarp they had gathered up.



Life’s basic necessities were very difficult to obtain, such as fetching for fresh water.  Every time they wanted water to drink, cook or bathe in, they had to walk up to the mountainous area and collect water from wells which they dug up.




Food was handed out in rations from the supply boat that arrived every once in a while.  People would have to swim out or use the bridge to where the supply boat was parked.  My parents recall the supply boat giving out peas and chicken inside tin cans.  It was all they had to eat there.



As days passed by, more and more Vietnamese Boat People who fled Vietnam arrived at Bidong island.  This created an economy in which people bartered for money, food, and essential things.  Since my family knew their time on the island could last months long, they needed money to survive so they thought of some ways to make a business selling things.



My dad was the first (he believes) baker there as he traded some of his belongings for flour to make bread.  He cooked the bread in a tin cookie box in which he sold to other people for them to sell.  Luckily, my mom was (and still is) a good chef.



She made Banh Bia to sell to others so that they can get away from the same bland rationed canned food they were given. But to start this little island business, it set her back some valuables.  She had to trade her wedding ring (luckily the pirates didn’t take this!) for ingredients to be able to make the pastries.



It was such a memorable and valuable item to my mom, but my parents needed to make sacrifices to raise and feed my newborn brother, who was born on Bidong island.



They were assigned to “Section F”, which was near the helicopter pad, in the back area of the island on the beach.  They recall going to the PA system everyday and listening to who got to leave the camp to go to either USA, Europe, or Australia.




They were always frustrated because they felt like they were never chosen.  The PA also served as communication to the refugees.  It told when new boats arrived, and when to pick up food.

 


The PA even played Christmas music during Christmas time and the occasional western music (classic rock).  It was their lifeline to survival and the freedom that would come soon. On May 28th, 1979, my mom gave birth to my brother, Cuong Ngo on the island.  They recall that the doctor that helped them was an extremely nice individual.  My mom remembers that there was another mom giving birth next to her at the same time (a girl).



Many people in Pulau Bidong took care of my brother, Cuong Ngo.  He was everyone’s favorite baby to take care of and to carry because he was very easy going.  He gained the name of Bidong Cuong there.  My mom wants to connect with those who took care of him.



After living in the refugee camp for 13 months, my family was lucky enough to become sponsored by a Church in Alabama to come to America.  Only lasting just a short time in Alabama, and then Seattle, my family moved to the Bay Area, California where they reside today.



My parents, An Ngo and Phuong Du were on boat #91 MH375 from Ganh Hao (Ca Mau), VN to Pulau Bidong on 10/22/1978. They lived in Section “F” near the helicopter pad (by means of the rear of the beach).  They left in 1979 to USA.




My dad (An Ngo) might be the baker who provided the Bidong refugee bread as he said he was the only baker he knew on the island during late 1978.

 


He said he put cloth on top of the bread to keep it warm and sold it for people. He would sell 2 loaves for $1. They said they kneaded the bread, cooked it, and sold it. My mom (Phuong Du) made a pastry called Banh Bia. Her son was born on May 28th 1979 (Kevin Ngo, or Bidong Cuong). A lot of my mom’s friends took care of Kevin Ngo, aka Bidong Cuong. She wants to connect with those who knew them.




Also, if anyone knows the nurse who delivered her son, please ask us (email below) She recalls another baby girl being delivered at the same time.




We were planning to go back to Bidong Island this Christmas time but then the tour called and said that it was Monsoon season so they were closed until March. Does anyone know of another tour that does a complete tour of the island?




My parents plan to connect with anyone they may have talked to, communicated with in Bidong Island. Do any of these names ring a bell? An Ngo, Phuong Du, Minh Canh Du, Quang Canh Du (captain of MH375 boat #91), Hong Canh Du, Hui Canh Du, they are all Vietnamese Boat People.



-Andrew Ngo writing for Phuong Du and An Ngo from San Leandro, California, USA. I will update this post with more stories from what my parents can recall.

 


If you know of an ex-Pulau Bidong refugee, or if you are one, please put in the comments, the boat number, date of arrival, name, and email as my family would love to connect with anyone they might know. My dad’s email for those who want to keep in touch: anngo168@gmail.com

https://pulaubidong-wordpress-com.cdn.ampproject.org/v/s/pulaubidong.wordpress.com/2008/11/10/my-family-lived-on-pulau-bidong-during-1978-1979/amp/?amp_js_v=0.1&usqp=mq331AQFKAGwASA%3D#origin=https%3A%2F%2Fwww.google.com&prerenderSize=1&visibilityState=prerender&paddingTop=32&p2r=0&horizontalScrolling=0&csi=1&aoh=15884366816358&viewerUrl=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2Famp%2Fs%2Fpulaubidong.wordpress.com%2F2008%2F11%2F10%2Fmy-family-lived-on-pulau-bidong-during-1978-1979%2Famp%2F&history=1&storage=1&cid=1&cap=navigateTo%2Ccid%2CfullReplaceHistory%2Cfragment%2CreplaceUrl




Please continue to write and share your comments.  We have great discussion and over 250+ stories shared!  I read these comments to my parents fairly often and it usually sparks a fantastic discussion about their past life as Vietnamese Boat People.



Although I have never set foot on Pulau Bidong, my parents have experienced hardships that they will remained ingrained for the rest of their lives.  They constantly re-tell stories and re-count memories of what it was like in Pulau Bidong, Malaysia during their time at the refugee camp in 1978-1979.




Their stories are tragic and I wanted to share their story as “Vietnamese Boat People” to the world.  I saw a huge interest on the internet in talking and connecting with other Pulau Bidong ex-refugees when I googled “Pulau Bidong” so I decided to create this blog to see if others can connect with their long lost neighbors and friends of Bidong Island.



A picture of my parents and my brother. It was very expensive for them to take this picture ($2), but today, they are glad of having taken it! A picture of my parents and my brother. It was very expensive for them to take this picture at the time ($2), but are very glad to have memories today.



My parents fled Southern Vietnam (Ca Mau) after the Vietnam War in late 1978 when they were forced to leave because of all the hatred towards the Chinese people.  The Chinese who did stay back, were persecuted by the locals.




My parents, along with my uncles and aunts were fortunate to acquire a boat, a compass, and a map for their journey.  My parents, along with the rest of my family and some friends had no set destination in mind.  They only knew that they wanted to flee and secure freedom.



They wanted to leave as quickly as they could, to find the freedom that the other millions of Chinese Vietnamese people who fled during the same time were looking for.



My parents abandoned their house, all of their belongings, important mementos including their wedding photos in hope to flee the communist country.  They took only what was most important to them because of the limited space they had.




The most valuable thing my mom brought with her was her diamond ring which my dad bought for her for their wedding. With the only basic navigation tools of a map and compass, they sailed to the closest country with hopes that they will accept the refugees.



My parents recall sailing in rough waters and extremely cramped quarters before seeing the coastline. They landed in Kuala Terengganu, Malaysia, a few days later, but was told to go to Pulau Bidong where a refugee camp was set up.

 


There were many pirates who stole my parents siblings’ things such as their guitar, jewelery, and other valuable things.  Luckily, my mom hid her wedding ring inside the waistband of her pants and the pirates never got to it.  The pirates did not care who you were or what your purpose here was for.


vilah daseoc

They only had a few things in mind, to rob, rape, beat and murder the Vietnamese Boat People who were going through hunger and sea sickness.

 


Finally, after what was a horrendous, long boat ride and with many people sick, throwing up on themselves, they landed on the island of Pulau Bidong off the coast of Malaysia on 10/22/1978.



My parents recall having to purposely sink the boat they sailed in so that they were allowed in, otherwise, they kept giving them the runaround to go sail to another location.  Upon arrival, they found out that they were boat #91 to arrive at Pulau Bidong on the boat called MH 375 (Minh Hai 375).




Because they were one of the first wave of Vietnamese Boat People there, resources were scarce and living areas were barren.  Each family was put through the ultimate test of Darwinism.

 


My dad along with my uncles had to build their own houses out of wood from the forest, some rope they had found and some blue tarp they had gathered up.




Life’s basic necessities were very difficult to obtain, such as fetching for fresh water.  Every time they wanted water to drink, cook or bathe in, they had to walk up to the mountainous area and collect water from wells which they dug up.




Food was handed out in rations from the supply boat that arrived every once in a while.  People would have to swim out or use the bridge to where the supply boat was parked. My parents recall the supply boat giving out peas and chicken inside tin cans.  It was all they had to eat there.



As days passed by, more and more Vietnamese Boat People who fled Vietnam arrived at Bidong island.  This created an economy in which people bartered for money, food, and essential things.

 


Since my family knew their time on the island could last months long, they needed money to survive so they thought of some ways to make a business selling things.




My dad was the first (he believes) baker there as he traded some of his belongings for flour to make bread.  He cooked the bread in a tin cookie box in which he sold to other people for them to sell.  Luckily, my mom was (and still is) a good chef.



She made Banh Bia to sell to others so that they can get away from the same bland rationed canned food they were given. But to start this little island business, it set her back some valuables.  She had to trade her wedding ring (luckily the pirates didn’t take this!) for ingredients to be able to make the pastries.



It was such a memorable and valuable item to my mom, but my parents needed to make sacrifices to raise and feed my newborn brother, who was born on Bidong island.



They were assigned to “Section F”, which was near the helicopter pad, in the back area of the island on the beach.  They recall going to the PA system everyday and listening to who got to leave the camp to go to either USA, Europe, or Australia.




They were always frustrated because they felt like they were never chosen.  The PA also served as communication to the refugees.  It told when new boats arrived, and when to pick up food.



The PA even played Christmas music during Christmas time and the occasional western music (classic rock).  It was their lifeline to survival and the freedom that would come soon.



On May 28th, 1979, my mom gave birth to my brother, Cuong Ngo on the island.  They recall that the doctor that helped them was an extremely nice individual.  My mom remembers that there was another mom giving birth next to her at the same time (a girl).



Many people in Pulau Bidong took care of my brother, Cuong Ngo.  He was everyone’s favorite baby to take care of and to carry because he was very easy going.  He gained the name of Bidong Cuong there.  My mom wants to connect with those who took care of him.



After living in the refugee camp for 13 months, my family was lucky enough to become sponsored by a Church in Alabama to come to America.  Only lasting just a short time in Alabama, and then Seattle, my family moved to the Bay Area, California where they reside today.



My parents, An Ngo and Phuong Du were on boat #91 MH375 from Ganh Hao (Ca Mau), VN to Pulau Bidong on 10/22/1978. They lived in Section “F” near the helicopter pad (by means of the rear of the beach).  They left in 1979 to USA.




My dad (An Ngo) might be the baker who provided the Bidong refugee bread as he said he was the only baker he knew on the island during late 1978. He said he put cloth on top of the bread to keep it warm and sold it for people. He would sell 2 loaves for $1. They said they kneaded the bread, cooked it, and sold it.




My mom (Phuong Du) made a pastry called Banh Bia. Her son was born on May 28th 1979 (Kevin Ngo, or Bidong Cuong). A lot of my mom’s friends took care of Kevin Ngo, aka Bidong Cuong. She wants to connect with those who knew them.




Also, if anyone knows the nurse who delivered her son, please ask us (email below) She recalls another baby girl being delivered at the same time.

 


We were planning to go back to Bidong Island this Christmas time but then the tour called and said that it was Monsoon season so they were closed until March. Does anyone know of another tour that does a complete tour of the island?




My parents plan to connect with anyone they may have talked to, communicated with in Bidong Island. Do any of these names ring a bell? An Ngo, Phuong Du, Minh Canh Du, Quang Canh Du (captain of MH375 boat #91), Hong Canh Du, Hui Canh Du, they are all Vietnamese Boat People.



-Andrew Ngo writing for Phuong Du and An Ngo from San Leandro, California, USA. I will update this post with more stories from what my parents can recall.

 


If you know of an ex-Pulau Bidong refugee, or if you are one, please put in the comments, the boat number, date of arrival, name, and email as my family would love to connect with anyone they might know.

https://pulaubidong-wordpress-com.cdn.ampproject.org/v/s/pulaubidong.wordpress.com/2008/11/10/my-family-lived-on-pulau-bidong-during-1978-1979/amp/?amp_js_v=0.1&usqp=mq331AQFKAGwASA%3D#origin=https%3A%2F%2Fwww.google.com&prerenderSize=1&visibilityState=prerender&paddingTop=32&p2r=0&horizontalScrolling=0&csi=1&aoh=15884366816358&viewerUrl=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2Famp%2Fs%2Fpulaubidong.wordpress.com%2F2008%2F11%2F10%2Fmy-family-lived-on-pulau-bidong-during-1978-1979%2Famp%2F&history=1&storage=1&cid=1&cap=navigateTo%2Ccid%2CfullReplaceHistory%2Cfragment%2CreplaceUrl

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.